Liệu có "bàn tay nào" đỡ tháp Pisa nên tháp dù ngày càng nghiêng nhưng không đổ?

Hồng Ngọc
Tháp Pisa nằm ở Italy đã gây chú ý khi bị nghiêng ngay từ khi khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành, kiến trúc này vẫn tiếp tục bị nghiêng nhưng không đổ. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?

Được xây dựng từ năm 1173, tháp Pisa là một phần trong dự án xây dựng tại Piazza del Miracoli (Pisa, Italy). Sau 5 năm, 3 trong số 8 tầng của tháp Pisa được xây xong nhưng sau khi hoàn thành tầng thứ 3 thì tòa tháp bắt đầu nghiêng về phía Bắc.

Liệu có phải ai đó đang lấy tay đỡ tháp Pisa nên tháp dù ngày càng nghiêng nhưng không đổ? - Ảnh 1
Tháp nghiêng Pisa từ khi xây dựng đã bắt đầu nghiêng về phía Bắc và hiện tại vẫn tiếp tục nghiêng.

Nguyên nhân khiến công trình bị nghiêng là do đặc điểm địa lý của thành phố Pisa. Nền đất mềm với thành phần chính là bùn, cát và đất sét ở khu vực xây dựng khiến tháp bị nghiêng. Phần móng của tháp Pisa được làm từ hỗn hợp đất sét và sâu khoảng 3m. Nền móng không đủ kiên cố và sâu để đỡ trọng lượng khổng lồ khoảng 14.000 tấn của cả tòa tháp. Điều này khiến cho công trình ngày càng bị nghiêng thêm.

Trong lịch sử, Italy đã phải trải qua nhiều trận động đất có sức tàn phá lớn. Do trung tâm của đất nước này nằm ngay cạnh ranh giới nơi mảng kiến tạo địa chất châu Á và châu Âu gặp châu Phi nên thường xảy ra những trận động đất cỡ lớn. Nhưng thật ngạc nhiên, công trình tháp nghiêng Pisa vẫn không ảnh hưởng sau hàng loạt biến cố.

Liệu có phải ai đó đang lấy tay đỡ tháp Pisa nên tháp dù ngày càng nghiêng nhưng không đổ? - Ảnh 2
Bạn có thấy tháp nghiêng Pisa trông giống như một cái kem không?

Thật trớ trêu, khi mà chính phần đất nền khiến tháp bị nghiêng giờ lại thành vị cứu tinh bảo vệ nó khi mặt đất rung chuyển. "Chính loại đất tạo nên sự nghiêng bất ổn định và khiến tòa tháp sụp đổ, lại giúp công trình sống sót qua hàng loạt trận động đất kia", George Mylonakis đến từ Đại học Bristol, cho biết. Bên cạnh đó, tòa tháp xây bằng đá cẩm thạch cũng đóng vai trò quan trọng giúp tính rung chuyển của cấu trúc bị thay đổi.

Trong nhiều năm qua, chính phủ Italy đã thực hiện nhiều cứu trợ nhằm nỗ lực giúp tòa tháp đứng vững. Từ việc dùng nitơ lỏng cho tới việc lấy bớt đất khỏi chân tháp. Theo đó, các chuyên gia tiến hành san phẳng nền đất bên dưới tháp nghiêng Pisa. Các thiết bị neo giữ cũng được lắp đặt trong thời gian từ năm 1990 - 2001.

Liệu có phải ai đó đang lấy tay đỡ tháp Pisa nên tháp dù ngày càng nghiêng nhưng không đổ? - Ảnh 3
Nhiều du khách đến đây rất thích thú khi được tạo dáng chụp ảnh với tháp nghiêng.

Nhờ giải pháp này, tháp nghiêng Pisa trở nên vững chắc, ổn định hơn khi độ nghiêng giảm xuống còn 3,97 độ so với 5,5 độ vào năm 1990 (ban đầu độ nghiêng là 0,2 độ). Dù vậy, các chuyên gia không thể khiến công trình này đứng thẳng và chấm dứt việc bị nghiêng theo thời gian.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Liệu có "bàn tay nào" đỡ tháp Pisa nên tháp dù ngày càng nghiêng nhưng không đổ? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.