Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời

NN
Một thiên thể mới mang tên 2023 KQ14 vừa được các nhà thiên văn học phát hiện ngoài quỹ đạo sao Diêm Vương, gợi mở thêm nhiều giả thuyết về lịch sử sơ khai của Hệ Mặt trời.

“Ammonite” - Sednoid thứ tư từng được ghi nhận

Theo công bố trên tạp chí Nature Astronomy, thiên thể này được đặt biệt danh "Ammonite", thuộc nhóm sednoid các vật thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) có quỹ đạo dẹt, điểm cận nhật nằm rất xa Mặt trời.

Vị trí của thiên thể mới trong vũ trụ có quỹ đạo rất rộng.
Vị trí của thiên thể mới trong vũ trụ có quỹ đạo rất rộng.

Cụ thể, 2023 KQ14 có điểm gần Mặt trời nhất ở khoảng 71 đơn vị thiên văn (AU) – tức xa gấp 71 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Thiên thể này có đường kính ước tính từ 220 đến 380 km, tương đương khoảng 45 lần chiều cao đỉnh Everest.

Dù có quỹ đạo khác biệt so với ba sednoid được phát hiện trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cả bốn từng có quỹ đạo tương đồng vào khoảng 4,2 tỷ năm trước chỉ vài trăm triệu năm sau khi Hệ Mặt trời hình thành.

Việc 2023 KQ14 có quỹ đạo lệch pha so với các sednoid khác đang đặt ra câu hỏi lớn về sự tồn tại của "Hành tinh thứ 9" một hành tinh giả định được cho là đã tác động lên các vật thể vùng rìa Hệ Mặt trời.

Dữ liệu từ hơn 19 năm quan sát

Thiên thể 2023 KQ14 được phát hiện nhờ Kính viễn vọng Subaru (Hawaii) qua các đợt quan sát trong năm 2023, và được xác nhận bởi Đài quan sát Canada, Pháp, Hawaii vào tháng 7/2024. Dữ liệu từ những lần quan sát này được kết hợp với kho lưu trữ kéo dài 19 năm, giúp tái dựng chính xác quỹ đạo của Ammonite.

Để đánh giá độ ổn định quỹ đạo trong thang thời gian hàng tỷ năm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng siêu máy tính tại Nhật Bản để thực hiện hàng loạt mô phỏng số. Kết quả cho thấy quỹ đạo của 2023 KQ14 gần như không thay đổi suốt 4,5 tỷ năm tương đương tuổi Hệ Mặt trời.

Tiến sĩ Fumi Yoshida cho biết: “2023 KQ14 nằm ở vùng xa nơi lực hấp dẫn của sao Hải Vương không còn ảnh hưởng rõ rệt. Quỹ đạo cực dẹt và điểm cận nhật lớn như vậy cho thấy đã từng có sự kiện phi thường xảy ra ở rìa Hệ Mặt trời.”

Ông cũng nhấn mạnh vai trò then chốt của Kính viễn vọng Subaru trong việc săn tìm các vật thể dạng này. “Tôi hy vọng dự án FOSSIL sẽ còn tìm thấy thêm nhiều sednoid khác để giúp lật mở lịch sử hình thành của Hệ Mặt trời.”

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất sẽ quay nhanh hơn, ba ngày sắp tới ngắn bất thường

Theo các nhà khoa học, Trái Đất sẽ quay nhanh hơn trong vài tuần tới, khiến các ngày 9/7, 22/7 và 5/8 sắp tới ngắn hơn bình thường. Nguyên nhân được cho là sự chênh lệch lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng khi Mặt Trăng di chuyển xa hơn khỏi xích đạo, gần vùng cực hơn.

Ghé thăm 10 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Dù có diện tích khiêm tốn, nhiều thị trấn nhỏ trên thế giới lại ẩn chứa vẻ đẹp ấn tượng, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và cảnh quan đặc sắc. Dưới đây là 10 thị trấn đẹp nhất toàn cầu đại diện cho những vùng đất đáng trải nghiệm từ Âu sang Á.