Vào năm 1950, một nhà nghiên cứu bò sát và thợ săn rắn nghiệp dư mới 20 tuổi Kevin Budden đã tới bang Queensland (Australia) để cố gắng bắt một con rắn Taipan – loài rắn nhanh nhẹn, cực độc và gây chết người mà không có thuốc kháng nọc độc.
Khi đến một bụi rậm, Budden đã có thể chụp được một con rắn taipan dài 1,8 m. Tuy nhiên, khi cho con rắn vào túi, nó bất ngờ thoát ra và cắn vào ngón tay cái của chuyên gia săn rắn. Mẫu vật sau đó đã được chuyển đến Melbourne, nơi nó đóng vai trò quan trọng giúp các nhà kho học tạo ra chất chống nọc độc vào năm 1955 . Tuy nhiên, Budden thì lại không may mắn như vậy.
Sau khi đến bệnh viện, Budden đã được tiêm thuốc kháng nọc độc của rắn hổ để tăng tác dụng đông máu từ nọc rắn. Tuy nhiên, huyết thanh lại không thể làm giảm độc lực nọc rắn đối với hệ thần kinh. Budden bắt đầu nôn ra chất lỏng màu vàng, đau đầu và cơ bắp bắt đầu yếu đi. Chuyên gia săn rắn qua đời chỉ một ngày sau khi bị rắn Taipan cắn.
Australia có 3 trong số những loài rắn độc nhất thế giới, với rắn Taipan nội địa xếp vị trí đầu bảng. Một con rắn Taipan nội địa trưởng thành dài khoảng 2m, có màu nâu đậm hoặc màu xanh đậm ô liu.
Đây là loài rắn có nọc độc mạnh nhất ở trên cạn. Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110 mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con chuột. Mức độ độc của nọc rắn này gấp 50 lần rắn hổ mang thường.
Tuy nhiên, so với rắn lục vảy cưa, rắn Taipan nội địa không phải là mối nguy hiểm lớn với loài người khi chỉ có một số trường hợp tử vong được ghi nhận. Điều này chủ yếu là do đặc tính hiếm khi tiếp xúc với con người của loài rắn này.
Thay vào đó, chúng thường sống ở những nơi xa con người và dành nhiều thời gian dưới lòng đất.
Nếu bị cắn, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh giải độc, trước khi nọc độc của rắn Taipan nội địa đầu độc toàn bộ hệ thần kinh.
(Nguồn: Tổng hợp)