Lớp học không điện của học sinh vùng cao xứ Thanh

ctv02
Lớp học xây bằng tranh tre, nứa lá, không điện đóm, đồ chơi cũng làm từ tre, gỗ. Đó là những khó khăn của các em học sinh vùng cao huyện Quan Sơn,TH. Cả việc đi lại của các em học sinh nơi đây cũng gặp muôn vàn khó khăn...

Cách TP Thanh Hóa gần 300km, chúng tôi tìm đến xã Sơn Điện (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa), rồi tiếp tục băng qua hàng chục km với nhiều dốc núi cao, vòng vèo mới đến được điểm lẻ khu Xa Mang của trường Mầm non Sơn điện 1 trên bản Xa Mang.

Trường mầm non Xa Mang được người dân bản làm bằng tre, gỗ và được lợp bằng ngói pro xi măng, bức vách là các thanh tre. Trường chỉ có 2 lớp học với 23 học sinh được 2 cô giáo phụ trách.

Đồ chơi của các em nhỏ được tận dụng làm từ cây tre, tấm ván gỗ lấy từ rừng để làm ghê bập bênh, ghế đu quay...

Điều khó khăn hơn nữa là điểm lẻ Xa Mang hiện vẫn chưa có điện thắp sáng cho các em học tập. Mùa hè nóng đến mùa đông lạnh buốt đều không có đèn, quạt. Việc học tập của các em đều phải nhờ vào nguồn ánh sáng tự nhiên.

 

Lớp học của các em học sinh mầm non được làm từ tre, gỗ, mái tranh đơn sơ

Cô Vi Thị Chiến, Hiệu trưởng trường mầm non Sơn Điện 1 cho biết, lớp học ở Xa Mang được người dân trong bản xây dựng, cả đồ chơi của các em cũng do người dân cùng nhau làm nên. Ngoài điểm lẻ Xa Mang, trường mầm non Sơn Điện 1 còn các điểm lẻ Na Hồ, điểm lẻ Sủa – Nạ Phường cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các lớp học nơi đây đều được xây dựng bằng tre, gỗ, lợp lá cọ, bức vách bằng tre rất đơn sơ. Các em học sinh phải chịu nhiều thiệt thòi.

Rời điểm lẻ Xa Mang, tiếp tục vượt khoảng 10km đường bên cạnh vách đá dựng đứng và vực sâu, chúng tôi tìm đến điểm lẻ bản Na Hồ (xã Sơn Điện). Nơi đây cũng chỉ có 2 lớp học với 28 học sinh. Lớp học nơi này cũng được làm bằng tre, gỗ và lợp lá cọ.

Cô Lò Thị Hồng giáo viên điểm lẻ Na Hồ nêu lên nguyện vọng cho các em học sinh: “Trường học được xây dựng đơn sơ bằng ván gỗ, lợp lá cọ rét buốt vào mùa đông, dột vào mùa mưa rất khó khăn cho việc ở lại học bán trú cho học sinh. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên người dân luôn mong mỏi có được một lớp học khang trang đáp ứng việc học cho học sinh”.

Những trò chơi của các em cũng tận dụng làm từ tre, gỗ.

Sau bản Na Hồ là bản Sủa và bản Na Phương, 2 bản này nằm biệt lập, bị chia cắt với các bản khác bởi con sông Luồng. Muốn đến 2 bản này, người dân phải đi qua 2 chiếc cầu tre bắc qua 2 nhánh sông Luồng.

Vào mùa mưa, 2 bản Sủa và bản Na Phương như ốc đảo, bị cô lập hoàn toàn, học sinh khó có thể đến lớp. Những lúc nước sông dân cang, chảy siết sẽ cuốn trôi cây cầu tre khiến các em không thể đến trường được. Khi nước rút, mọi người lại phải làm lại cầu. Có năm phải làm tới 5-6 lần làm cầu.

Anh Lộc Văn Huệ, Trưởng bản Na Phường, xã Sơn Điện chia sẻ, năm nào người dân cũng phải góp sức người và của để làm cầu bắc qua sông. Mỗi lần làm lại cầu cần hàng trăm cây tre và huy động người dân trong 2 bản ra làm suốt mấy ngày mới xong. Mỗi cây tre giá 50 nghìn đồng. Tính ra cả năm phải hàng trăm triệu làm cầu.

Ông Lục Hải Vân, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện giải bày, các điểm lẻ nằm ở những vùng khó khăn của xã, thiếu vốn đầu tư xây dựng mới. Đặc biệt là những khó khăn về giao thông, cầu cống qua sông, qua suối đều làm bằng tre, gỗ. Mỗi mùa mưa xuống lại bị nước cuốn trôi. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Điều kiện học tập và đi lại của học sinh vùng cao xứ Thanh còn rất thiếu thốn và khó khăn.

Năm nào người dân cũng phải quyên góp tiền của và sức người để làm lại cầu...

Bởi mỗi khi mùa mưa về, cầu lại bị nước cuốn trôi. Có năm đến 5-6 lần làm lại cầu.

Theo Phapluatplus.vn 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lớp học không điện của học sinh vùng cao xứ Thanh tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.