Mẫu đơn đăng ký thi THPT ở Nhật Bản bỏ kê khai giới tính vì lý do rất nhân văn

Huệ Anh
Nhiều trường học ở Nhật Bản đã loại bỏ phần kê khai giới tính để ủng hộ nhóm LGBT. Việc làm này được đánh giá là thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp và giúp các bạn học sinh tự tin sống là chính mình.

Cho tới ngày nay, giới tính vẫn là câu chuyện nhạy cảm, khó nói và khiến người khác e dè ở nhiều quốc gia. Tại Nhật Bản, nhiều thanh thiếu niên đã phải giấu mình trong vỏ bọc, sống một cuộc đời đau khổ và luôn bất an để che giấu giới tính của mình. Họ luôn sợ hãi, trốn tránh những ánh nhìn nghi hoặc của người khác vì sợ bị phân biệt đối xử.

Sự kỳ thị là khởi nguồn của chứng trầm cảm, rối loạn thần kinh và thậm chí là tự tử. (Ảnh minh hoạ)

Theo một thống kê xã hội, có tới hơn 40% thanh thiếu niên là người đồng tính hoặc song tính tại quốc gia này bị bắt nạt ở trường học. Đây là một phần thuộc dự án nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật bản, được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu sinh của ĐH Điều dưỡng Takarazuka do Giáo sư Y học Xã hội Yasuharu Hidaka dẫn dầu.

Giáo sư Yasuharu Hidaka chia sẻ: “Thật khó cho các thiếu niên thuộc nhóm này báo động về tình trạng của mình vì họ không chắc chắn về những người mà mình có thể tin tưởng. Các giáo viên phải thường xuyên gửi thông điệp tích cực về cộng đồng LGBT để xây dựng một bầu không khí dễ dàng hơn cho các em thoải mái nói về vấn đề này”.

LGBT ở độ tuổi học sinh ở Nhật Bản bị đánh giá là là hư hỏng, bệnh hoạn và bị chối bỏ (Ảnh minh hoạ)

Để thể hiện sự ủng hộ cộng đồng LGBT, 11/47 tỉnh ở Nhật Bản đang xem xét thực hiện ngay việc loại bỏ phần kê khai giới tính trong các mẫu đơn đăng ký dự thi THPT. Trong đó, hai tỉnh Osaka và Fukuoka sẽ chính thức thực hiện vào năm học sắp tới. Riêng quận Saga vẫn giữ phần giới tính nhưng không bắt buộc học sinh phải trả lời. 14/47 tỉnh còn lại đang cân nhắc thực hiện việc này vào năm 2020.

Động thái này bắt nguồn từ khi một trường THCS ở tỉnh Chiba cho phép nam sinh mặc váy đồng phục và một ngôi trường khác ở tỉnh Kanagawa cho phép nữ sinh tự chọn mặc váy hoặc quần dài.

(Ảnh minh hoạ)

Đây được xem là một hành động mang tính thiết thực, nhân văn và góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức của cộng đồng về những người thuộc nhóm LGBT. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp những thành viên của nhóm LGBT cảm thấy thoải mái khi điền vào các thủ tục kê khai bắt buộc.

(Ảnh minh hoạ)

Trước đó, một cuộc khảo sát của ngành giáo dục Nhật Bản năm 2013 cho kết quả bất ngờ: 600 học sinh lên tiếng rằng các bạn ấy thấy khó chịu bởi giới tính được ghi trong học bạ. Rất nhiều bạn còn lo sợ định kiến xã hội và trường học phải là nơi có những chính sách đúng đắn, hợp lý để học sinh tự do thể hiện bản thân, tự tin hoà nhập với cộng đồng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mẫu đơn đăng ký thi THPT ở Nhật Bản bỏ kê khai giới tính vì lý do rất nhân văn tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.