Mẹo “ẵm gọn” điểm phần nghị luận văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia

hueanh
Nói về sự thay đổi trong cấu trúc đề nghị luận văn học học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, TS Trịnh Thu Tuyết đã có những chia sẻ về phương pháp giúp các bạn học sinh dễ dàng chinh phục được phần thi này.

Nắm chắc cấu trúc đề thi

Với nhiều bạn học sinh, môn Ngữ Văn là một “cơn ác mộng” bởi những trang giấy dày đặc chữ. Trong đó, phần thi nghị luận văn học chính là nỗi sợ của nhiều sĩ tử bởi đây là phần quan trọng nhất, chiếm tới 5 điểm trong bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia.

Theo Infonet, TS. Trịnh Thu Tuyết (Giáo viên luyện thi môn Ngữ văn THP Quốc gia tại Hệ thống giáo dục HOCMAI) phân tích: Thông qua đề thi mẫu năm 2018 mà Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố, có thể thấy cấu trúc của bài thi nghị luận văn học đã có sự thay đổi lớn so với đề thi các năm trước. Cụ thể, đề thi năm nay đã có sự xuất hiện của nhiều tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và cấu trúc đề sẽ không còn là đề so sánh như những năm trước.

TS Trịnh Thu Tuyết chia sẻ về phương pháp giành điểm tuyệt đối phần thi Nghị luận văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 

Chẳng hạn với dạng đề thi cũ, lượng kiến thức lớp 11 và 12 xuất hiện trong đề so sánh là 50 – 50. Ví dụ: “Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ..., hai nhân vật,... hai chi tiết... (trong tác phẩm)”. Với dạng bài này, các bạn học sinh sẽ lần lượt phân tích đơn vị kiến thức thứ nhất đến đơn vị kiến thức thứ 2, sau đó so sánh, rút ra kết luận, lý giải nguyên nhân và có thể mở rộng các kiến thức liên hệ vào bài cho phong phú, hấp dẫn hơn.

Nhưng trong cấu trúc bài nghị luận văn học năm nay, đơn vị kiến thức lớp 12 là chủ đạo và có thêm câu hỏi phụ, yêu cầu có sự liên tưởng đến kiến thức lớp 11. Với dạng đề này, các bạn học sinh vẫn phải so sánh để tìm ra sự tương đồng, khác biệt. Tuy nhiên, so sánh ở đây chỉ là yếu tố phụ và sau đó thí sinh cần phải làm nổi bật rõ được đối tượng trong đơn vị kiến thức lớp 12.

Làm chủ bài thi

Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút. Như vậy, các bạn nên dành khoảng 60 – 70 phút cho phần nghị luận văn học. Việc đặt mức thời gian sẽ giúp các thí sinh chủ động làm bài, tránh tình trạng làm phần nghị luận văn học trước khiến cho bài làm rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” do thiếu thời gian làm các phần còn lại.

Trước khi làm phần nghị luận văn học, các bạn cần đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề bài và triển khai hướng làm bằng một dàn bài sơ lược, tránh tình trạng thừa, thiếu, lặp thông tin. Phần liên tưởng cần đề cập ở một mức độ nhất định, chọn góc độ phù hợp để bài viết có dung lượng vừa phải và không bị lạc đề.

Nắm chắc kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức mới

Dù có vốn kiến thức văn học rộng hay có năng khiếu viết văn tốt đến đâu thì các bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua phần kiến thức cơ bản. Những kiến thức sẽ giúp các bạn đạt được 3/5 điểm trong phần thi nghị luận văn học.

Thay vì chỉ học các tác phẩm trong sách giáo khoa, các bạn học sinh nên chủ động tìm hiểu thêm các tác phẩm cùng chủ đề để kiến thức phong phú hơn. Bên cạnh đó, khi nắm được nội dung nhiều tác phẩm còn có tác dụng định hướng về tư duy phản biện, so sánh, giúp bài làm trở nên có chiều sâu, mới mẻ và hấp dẫn hơn.

Huệ Anh

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mẹo “ẵm gọn” điểm phần nghị luận văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Bí quyết vàng của "quân sư toán học"

Bạn Trịnh Hoàng Phong là một “cây Toán” nổi danh của lớp 5A4, trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội). Trong năm 2023 và 2024 vừa qua, cậu bạn đã xuất sắc ẵm gọn 3 Huy chương Vàng cấp Quốc gia tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế FMO và Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế TIMO đấy nhé!

Truyền cảm hứng học tập qua Lễ hội Văn hóa dân gian

Học tập qua trải nghiệm là một trong những xu hướng giáo dục hiện đại đã được các nhà trường áp dụng trong những năm gần đây giúp học sinh có cơ hội học tập thông qua những trải nghiệm thực tế, mở rộng không gian học tập cũng như tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.

Thể lệ cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ”

Thiết thực hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi và các nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên tiếp tục tổ chức cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025.