Một ngày trên các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời sẽ thế nào?

Khoa học Khám phá
Độ dài của ngày hay năm trên mỗi hành tinh phụ thuộc vào khoảng cách của nó tới Mặt Trời, chu kỳ thiên văn (thời gian tự quay quanh trục), chu kỳ quỹ đạo (thời gian quay quanh Mặt Trời).

Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất. Chu kỳ thiên văn của nó rất chậm, một vòng quay tương đương với 58 ngày trên Trái Đất. Trái lại, tốc độ quay quanh Mặt Trời của Sao Thủy lại thuộc diện “quá nhanh, quá nguy hiểm”: Nó chỉ mất 88 ngày để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo của mình. Vì vậy, trên Sao Thủy, một năm chỉ dài 1,5 ngày và không phân mùa. Ngoài ra, cực Bắc của Sao Thủy luôn nằm trong bóng tối do trục của hành tinh này bị nghiêng 0,034 độ.

Sao Kim

Sao Kim là hành tinh chuyển động chậm nhất trong Hệ Mặt Trời, vận tốc quay của nó chỉ đạt 6,5 km/h. Do đó, chu kỳ thiên văn của Sao Kim tương đương với 243 ngày trên Trái Đất. Trong khi đó, chu kỳ quỹ đạo của nó lại ngắn hơn, là 224 ngày. Vì vậy, trên Sao Kim ngày dài hơn năm.

Trái Đất

Trái Đất có chu kỳ thiên văn chính xác là 23 giờ 56 phút 4,1 giây nên thực tế một ngày trên Trái Đất chỉ bằng 0,997 ngày chuẩn. Độ dài một ngày trên Hành tinh Xanh còn biến đổi theo mùa do tác động của độ nghiêng trục Trái Đất (23,4°). Tại hai cực, một đêm có thể dài đến 6 tháng vào mùa Đông trong khi có thể chỉ dài 24 giờ vào mùa Hè.

Sao Hỏa

Một ngày trên Sao Hỏa khá giống với một ngày trên Trái Đất. Về cơ bản, Sao Hỏa mất 24 giờ 37 phút 22 giây để hoàn thành chu kỳ thiên văn, tương đương 1,025957 ngày Trái Đất. Độ dài ngày theo mùa của Sao Hỏa cũng khá tương đồng với Trái Đất do trục nghiêng 25,19°. Ngày dài hơn vào mùa Hè và ngắn hơn vào mùa Đông.

Trong khi đó, chu kỳ quỹ đạo của Sao Hỏa lại chậm hơn Trái Đất khá nhiều. Nó mất tới 687 ngày để hoàn thành một vòng quay. Do vậy, một năm trên Sao Hỏa tương đương với khoảng gần 2 năm trên Trái Đất của chúng ta.

Sao Mộc

Là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời nhưng một ngày trên Sao Mộc chỉ dài 9 giờ 55 phút 30 giây, tương đương hơn 1/3 ngày Trái Đất. Ngày trên Sao Mộc ngắn như vậy vì hành tinh khí khổng lồ này quay rất nhanh tại xích đạo, với vận tốc lên tới 45.300 km/h.

Sao Thổ

Chu kỳ thiên văn của Sao Thổ dài 10 giờ 33 phút, tương đương gần 1/2 ngày Trái Đất. Vận tốc quay của nó tại xích đạo là 9,87 km/giây. Chuyển động nhanh của Sao Thổ gây ra nhiều siêu bão trên hành tinh này. Chu kỳ quỹ đạo của Sao Thổ dài bằng 10,759 ngày trên Trái Đất.

Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương có chu kỳ thiên văn là 17 giờ 14 phút 24 giây, tương đương 0,71833 ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên với độ nghiêng 97,77 độ, Sao Thiên Vương có những biến đổi ngày tháng rất phức tạp: Một cực trải qua mùa Hè có ngày dài 42 năm, trong khi cực còn lại trải qua mùa Đông với đêm dài 42 năm.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá Đặc biệt, tháng 1/2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá Đặc biệt. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Một ngày trên các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời sẽ thế nào? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Những tấm pin mặt trời rực rỡ sắc màu

Lấy cảm hứng từ đôi cánh xanh lấp lánh của bướm Morpho, các nhà khoa học Đức đã phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời vừa có màu sắc tươi vui vừa đảm bảo hiệu suất.

Về làng Vân xem Hội vật cầu nước

Vật cầu nước là lễ hội đặc sắc, gắn liền với lịch sử và truyền thống của làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là dịp để người dân tưởng nhớ những anh hùng dân tộc, đồng thời thể hiện niềm khao khát mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân trồng lúa nước.