Một nửa thanh thiếu niên trên thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường

Ngọc Hà
UNICEF vừa công bố một báo cáo về tình trạng bạo lực học đường mà 50% thanh thiếu niên phải đối mặt hàng ngày.

Bạo lực học đường không còn quá gây bất ngờ. Nhưng không thể vì nó xảy ra ở khắp mọi nơi, không còn là điều bất thường mà ta coi nó như một chuyện "tất lẽ dĩ ngẫu". Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra con số có 150 triệu thanh thiếu niên nhận mình là nạn nhân của bạo lực học đường. Trong đó họ có thể bị bắt nạt, đe dọa qua mạng trực tuyến, bạo hành, ngược đãi về thể xác, tinh thần và bạo lực do chiến tranh.

Quyền cơ bản của con người, của trẻ em là được đi học và học trong môi trường an toàn. Ủy Ban về Quyền trẻ em (Liên Hợp Quốc) đặc biết nói rằng: "Trẻ em không thể bị mất đi quyền con người khi đi qua cánh cổng trường". Vậy tại sao có tới 720 triệu trẻ em đến trường mà vẫn bị bạo hành thân thể? Tại sao trường học không được xây dựng cơ sở hạ tầng thực sự tốt. Khi chất lượng kém có thể tạo điều kiện cho các hành vi bạo lực, ví dụ như những trường hợp bị tấn công trong nhà vệ sinh tối tăm.

Bạo lực học đường ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của trẻ em. Thường thì trẻ em sẽ bị lo sợ, thậm chí là phải bỏ học. Trẻ em rất dễ là nạn nhân của bạo lực, cô lập, cô đơn. Họ sẽ là mục tiêu được nhắm tới nếu như có sự khác biệt, nằm trong nhóm dân tộc thiểu số, khuyết tật, nghèo nàn hay nhiều yếu tố khác.

Khi trẻ em sợ đi học, họ có thể bỏ học ngay khi được phép làm nhưu vậy. Có tới 158 triệu trẻ em, thanh thiếu niên sống trong các khu vực xung đột, chiến tranh. Và hầu hết các lớp học không an toàn hơn ở nhà và các con đường tới trường đều đã trở thành tiền tuyến.

Các bạn nam và nữ không cùng chống lại một dạng bạo lực trong trường học. Bởi phổ biến các bạn nam phải chịu sự ảnh hưởng về thể chất và các bạn nữ thường là nạn nhân của bạo hành tâm lý. Tất cả các hình thức bạo lực xảy ra với trẻ em đều có thể gây hại cho sự phát triển sau này. Hậu quả của bạo lực học đường có thể "bị in dấu trên cơ thể, tâm lí trẻ em như thương tích về thể chất, lây lan các bệnh qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, dẫn tới tự sát... Sống trong môi trường bạo lực học đường ở độ tuổi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não. Nó có thể kích động bản thân dẫn tới hành vi hung hăng, muốn chống lại xã hội và nảy sinh hành vi tình dục nguy hiểm.

Liên Hợp Quốc đang kêu gọi các nước xây dựng và thực thi các luật, chính sách để bảo đảm an toàn cho học sinh. Trong đó có bao gồm cả các điều lệ liên quan tới trực tuyến. Phương tiện truyền thông xã hội là công cụ gây ra nhiều bạo lực nhưng đang dần có giá trị trong việc đẩy lùi và kết thúc bạo lực.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) yêu cầu các biện pháp an ninh trong trường học được tăng cường. Như việc các phòng học, nhà vệ sinh được chiếu sáng đầy đủ, luôn mang cảm giác an toàn và hướng tới những điều tích cực. Nhà trường cần triển khai các chương trình chống bạo lực học đường.

Cuối cùng Liên Hợp Quốc kêu gọi giao tiếp. Bạo lực học đường không nên coi là điều cấm kỵ và không được nhắc tới. Các thành viên trong cộng đồng, cùng cha mẹ và giáo viên nên chia sẻ với học sinh về bạo lực và hậu quả của nó. Bên cạnh đó cũng xác định giải pháp có thể giúp những nạn nhân của bạo lực học đường có thể chống lại những điều xấu bởi họ quá dễ bị tổn thương.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Một nửa thanh thiếu niên trên thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.