Những ngày này, nhiều trường trên cả nước đã thay đổi kế hoạch, đẩy thi cuối kỳ lên sớm hơn với dự định để "chạy dịch". Cũng bởi vậy, chúng mình phải chạy đua với thời gian, gấp rút ghi nhớ, ôn tập.
Nếu bạn đang "vật vã" với các môn xã hội như Văn - Sử - Địa, học đi học lại, viết tới viết lui mà vẫn chưa nhớ kiến thức, hãy bỏ túi một vài phương pháp học hiệu quả dưới đây nhé!
1. Môn Ngữ văn
Đây là môn cực kỳ quan trọng, kể cả ban Tự nhiên và ban Xã hội. Để học Văn, bạn phải nâng cao tốc độ đọc sách của bản thân mình, khi đọc hiểu các bài văn, bài thơ nhất định phải gạch chân, khoanh vùng, chú thích vào sách để sau này đỡ lãng phí thời gian ngồi nghiên cứu lại từ đầu.
Chịu khó sưu tầm một vài câu văn, thuật ngữ cao siêu, hoa mĩ chút (chủ đề, lĩnh vực nào cũng nên có). Những từ trong thơ cổ thì chỉ có duy nhất ở trong sách thôi, vậy nên không thể bỏ qua việc đọc sách được, nếu không tài nào học thuộc được thì nên chia ra, mỗi ngày để bản thân thuộc một phần, tin rằng mình có thể làm được thôi. Còn về việc viết văn, cứ cho là bạn không muốn viết đi chăng nữa thì cũng phải chép một cách đàng hoàng. Bản thân không biết viết sao cho hay thì nên xem người khác viết như thế nào, những đoạn văn mà hay thì có thể ghi lại.
2. Môn Tiếng Anh
Có một số tips như: chịu khó học từ mới, biết nhiều từ hơn sẽ giúp bạn làm đề dễ dàng hơn rất nhiều, nên ghi những cụm từ ra giấy, chịu khó đọc thường xuyên, sau đó nên áp dụng khi nói chuyện để tránh quên.
Nếu phát âm của bạn không tốt thì nên nghe nhiều, có thể nghe chính những người phát âm tốt ở xung quanh bạn, sau đó về tự luyện đọc, ghi âm lại và cùng cảm nhận xem thế nào, sau đó tự chỉnh sửa….
3. Môn Lịch sử
Nhất định phải hiểu được đề, giống như khi chúng ta làm đề thi Toán vậy, đáp án có thể tìm thấy ngay trong câu hỏi rồi, chẳng qua là phải kết hợp thêm với sự kiện lịch sử nữa là xong. Có thời gian thì phải tìm hiểu về hoàn cảnh của những mốc lịch sử nữa, cụ thể là về kinh tế, chính trị, văn hóa, hiểu được đại khái sự phát triển của lịch sử, đừng viết loạn linh tinh, nhầm lẫn nhé!
4. Môn Địa lí
Khi học Địa lí, ngoài những câu mà khó tưởng tượng ra thì những câu khác đều chỉ cần đọc kỹ đề, thì đều có thể phát hiện ra trọng điểm trong câu đó rồi.
Địa lí không nhất thiết phải học thuộc, bạn có cách ghi nhớ tốt thì cũng không vấn đề gì. Ví như xem bản đồ về dòng hải lưu (dòng chuyển động liên tục, ổn định của nước biển) thì nên xem 2 lần, sau đó tự vẽ phác lại mấy dòng chảy đó 2 lần là có thể nhớ được rồi. Còn về những khí hậu đó ấy thì căn bản đều là ảnh hưởng bởi vĩ độ, dòng hải lưu, địa hình. Về những thế mạnh tự nhiên của các vùng miền thì đại khái chính là do địa hình, khí hậu, nguồn nước (sông ngòi), đất đai, sinh vật; còn về thế mạnh xã hội thì là do con người, kinh tế, giao thông, cơ sở hạ tầng, chính sách. Chúng ta muốn nhớ ít thì nên chú trọng việc hiểu được điểm quan trọng nhất của câu hỏi là gì, có như vậy mới làm bài tốt được.
5. Môn GDCD
Một chữ thôi, “thuộc”, có thuộc thì mới viết ra được. Những câu mà hay, quan trọng thì nên ghi lại, không nhất thiết phải ghi đầy đủ, trọn vẹn, ghi khái quát thôi cũng được. Chú ý là phải điều chỉnh tốc độ làm đề cho tốt, những thứ phải viết khi làm GDCD thật sự rất nhiều, vậy nên nhất định phải kiểm soát tốt thời gian.