Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng

Vương Tiến Lê
Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt tên thật là Đặng Thị Bông dù đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn 1 mình rong ruổi trên chiếc xe máy “cà tàng” cũ kỹ với những đồ đạc lỉnh kỉnh đến các miền đất nước để ghi lại những bức chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng.
Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 4Họa sĩ Đặng Ái Việt và hành trang đi vẽ chân Mẹ Việt Nam Anh hùng

Họa sĩ Đặng Ái Việt sinh ngày 16/11/1948, bà có quê gốc ở xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Ngày còn trẻ, bà từng tốt nghiệp lớp Hội họa Giải phóng ngắn hạn 07/1964, sau đó về làm việc tại Báo Phụ nữ Giải phóng vùng căn cứ chiến khu “R”. Khi đất nước thống nhất, hòa bình lập lại, bà tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, bà làm giáo viên Trường Văn hóa Nghệ thuật Campuchia và tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 

Sau khi nghỉ hưu, bà tích cực tham gia các hoạt động xã hội và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh.
 

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 2Họa sĩ Đặng Ái Việt giới thiệu bức chân dung mẹ Việt Nam anh hùng bà vừa vẽ xong

Ở tuổi 75 như bà hiện nay, mọi người thường dành thời gian vui vầy bên gia đình những, nhưng họa sĩ Đặng Ái Việt vẫn kiên trì rong ruổi trên các nẻo đường từ Bắc vào Nam, đến các địa phương tìm hiểu, gặp gỡ, thăm hỏi và ghi lại những bức chân dung của các Mẹ Việt Nam anh hùng.
 

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 1Ở tuổi 70, Họa sĩ Đặng Ái Việt vẫn miệt mài theo đuổi ước mơ
Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 3
Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 11Cho đến hiện nay, nữ họa sĩ đã vẽ được 2.557 tác phẩm ký họa màu nước các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. 

Khi được hỏi lý do nào đã thôi thúc họa sĩ bắt tay vào một “dự án” nghệ thuật quá gian nan vất vả với một người ở tuổi ngoài bảy mươi như bà khi đã 1 mình vượt qua hàng nghìn cây số, với những mưa bão, nắng gió khắp mọi miền? - Bà thổ lộ “Mình là họa sĩ và cũng là người chiến sĩ, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, trực tiếp tham gia nhiều cuộc chiến lớn nhỏ, đã tận mắt chứng kiến bao đồng đội hy sinh, đó là những ký ức không thể nào quên về tình người, tình động đội chung một chiến hào, mình là người may mắn còn sống trở về, là một họa sĩ, khi cuộc chiến đã đi qua, không thể vẽ được những người anh hùng đã hy sinh, nhưng có thể vẽ những người mẹ của các anh hùng ấy khi các mẹ còn đang sống, chính là một cách để tri ân, để tưởng nhớ các anh hùng đã ngã xuống cho đất nước toàn vẹn hôm nay, và thế là bắt đầu từ năm 2010, tôi “đồ đoàn, giá vẽ” lên đường, bắt đầu từ các tỉnh thành quanh TP Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ… rồi tiến ra miền Trung Nam Bộ, và hiện nay đang tới các tỉnh phía Bắc… Không cần ai dẫn đường, không có ai tài trợ chi hết, với tiền lương hưu hàng tháng, cũng tạm đủ trang trải mọi chi phí ăn nghỉ dọc đường”.

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 6

Thấm thoát đã 12 năm kể từ ngày đầu tiên cùng “chú ngựa sắt” Chaly nhỏ bé bắt đầu những chuyến hành trình đầu tiên, bà chia sẻ "Ông trời cũng thương tôi nên vượt bao nắng mưa, bão bùng từ Bắc chí Nam, từ nơi địa đầu Tổ quốc Lũng Cú đến Đất Mũi - Cà Mau, tôi đã đi qua, cả người và xe đều an toàn". 

Qua nét vẽ của bà, chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng hiện lên đầy thần thái và sống động, đó là hình ảnh những người Mẹ bất khuất, bao dung và nhân hậu. Người nữ họa sĩ luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc bởi đã được gặp gỡ và được ôm các Mẹ vào lòng và đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị này sẽ được truyền tới các thế hệ mai sau.

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 7

Hàng nghìn bức chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng của họa sĩ Đặng Ái Việt đã được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông hay trưng bày trong bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bảo tàng Quân khu 7 hay những buổi triển lãm do bà thực hiện đều được dư luận và công chúng đánh giá rất cao. 

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 9Giao diện trang Website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng”

Cuối năm 2020, website "Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng" đã chính thức ra đời với 2.000 bức tranh do chính bà tuyển chọn từ những tác phẩm đầy tâm huyết của mình. Sự kiên trì, nghị lực cùng tấm lòng nhân ái của bà đã được ghi nhận khi Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho bà vào cuối năm 2020, vinh dự hơn cả khi bà là nữ họa sĩ đầu tiên được phong danh hiệu cao quý này.

Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh 10Họa sĩ Đặng Ái Việt nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2020).

Hành trình của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt vẫn đang tiếp tục trên những nẻo đường đến với những miền quê, nơi các mẹ Việt Nam anh hùng đang chờ bà tới...

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người hoạ sĩ già chuyên khắc hoạ hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).