Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng

Minh Hồng
Phép toán nhà tuyển dụng đưa ra tưởng không có cách giải quyết nhưng nhờ tư duy nhanh nhạy, nữ ứng viên giải quyết trong vòng nốt nhạc.

Phỏng vấn xin việc vốn là thử thách khó nhằn với bất cứ ai dù đã đi làm hay là sinh viên mới ra trường. Bước vào phòng phỏng vấn, ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần tinh thần vững vàng, tư duy nhanh nhạy bởi nhà tuyển dụng ngày nay sẽ đặt ra nhiều câu hỏi kỳ lạ để đánh đố ứng viên.

Câu chuyện của cô gái tên A Jie dưới đây là một ví dụ. Cô gái vừa có buổi phỏng vấn với một tập đoàn nổi tiếng tại Trung Quốc và xuất sắc trúng tuyển nhờ tư duy nhanh nhạy. Cụ thể, sau khi vượt qua mọi vòng tuyển chọn, A Jie cùng 2 ứng viên khác bước vào vòng cuối cùng. Họ là đối thủ đáng gờm với nữ ứng viên của chúng ta vì đều tốt nghiệp trường Đại học danh tiếng.

Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng - Ảnh 1
Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng

Tại đây, 3 ứng viên được nhà tuyển dụng hỏi: "Trong vòng 10 giây, hãy tìm cách để 250 + 250 = 100?". Ngay sau câu hỏi của người phỏng vấn, A Jie đã tự tin đáp rằng: "Tôi chỉ cần 1 giây!". Sau đó, cô cầm bút lên, vẽ vào dấu bằng một nét gạch ngang để tạo thành dấu khác. Tức là 250 + 250 ≠ 100. Ngay lập tức nhà tuyển dụng mỉm cười hài lòng, công bố cô chính là ứng viên mà họ tìm kiếm bấy lâu nay.

Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng - Ảnh 1

Qua đó có thể thấy, tư duy nhanh nhạy của A Jie đã giúp cô gái trẻ vượt qua vòng tuyển dụng, chính thức được mời làm việc tại công ty cô mong ước. Với nhà tuyển dụng, mục đích của họ khi đặt câu hỏi là để kiểm tra cách suy nghĩ ứng biến đa chiều trong mọi tình huống của ứng viên. Đó cũng là lý do mà nhiều tập đoàn lớn thích sử dụng câu hỏi EQ trong khi phỏng vấn.

Một khi ứng viên có tư duy nhanh nhạy, họ sẽ làm việc hiệu quả và luôn bình tĩnh trước mọi sự cố phát sinh. Bởi phán đoán được các tình huống khẩn cấp tức là bạn cũng sẽ biết cách vận hành công việc một cách chủ động sao cho ít xảy ra rủi ro nhất có thể. 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.