Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng

Minh Hồng
Phép toán nhà tuyển dụng đưa ra tưởng không có cách giải quyết nhưng nhờ tư duy nhanh nhạy, nữ ứng viên giải quyết trong vòng nốt nhạc.

Phỏng vấn xin việc vốn là thử thách khó nhằn với bất cứ ai dù đã đi làm hay là sinh viên mới ra trường. Bước vào phòng phỏng vấn, ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần tinh thần vững vàng, tư duy nhanh nhạy bởi nhà tuyển dụng ngày nay sẽ đặt ra nhiều câu hỏi kỳ lạ để đánh đố ứng viên.

Câu chuyện của cô gái tên A Jie dưới đây là một ví dụ. Cô gái vừa có buổi phỏng vấn với một tập đoàn nổi tiếng tại Trung Quốc và xuất sắc trúng tuyển nhờ tư duy nhanh nhạy. Cụ thể, sau khi vượt qua mọi vòng tuyển chọn, A Jie cùng 2 ứng viên khác bước vào vòng cuối cùng. Họ là đối thủ đáng gờm với nữ ứng viên của chúng ta vì đều tốt nghiệp trường Đại học danh tiếng.

Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng - Ảnh 1
Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng

Tại đây, 3 ứng viên được nhà tuyển dụng hỏi: "Trong vòng 10 giây, hãy tìm cách để 250 + 250 = 100?". Ngay sau câu hỏi của người phỏng vấn, A Jie đã tự tin đáp rằng: "Tôi chỉ cần 1 giây!". Sau đó, cô cầm bút lên, vẽ vào dấu bằng một nét gạch ngang để tạo thành dấu khác. Tức là 250 + 250 ≠ 100. Ngay lập tức nhà tuyển dụng mỉm cười hài lòng, công bố cô chính là ứng viên mà họ tìm kiếm bấy lâu nay.

Nhà tuyển dụng yêu cầu làm thế nào để 250 + 250 = 100, ứng viên chỉ mất 1 giây để đưa ra đáp án đúng - Ảnh 1

Qua đó có thể thấy, tư duy nhanh nhạy của A Jie đã giúp cô gái trẻ vượt qua vòng tuyển dụng, chính thức được mời làm việc tại công ty cô mong ước. Với nhà tuyển dụng, mục đích của họ khi đặt câu hỏi là để kiểm tra cách suy nghĩ ứng biến đa chiều trong mọi tình huống của ứng viên. Đó cũng là lý do mà nhiều tập đoàn lớn thích sử dụng câu hỏi EQ trong khi phỏng vấn.

Một khi ứng viên có tư duy nhanh nhạy, họ sẽ làm việc hiệu quả và luôn bình tĩnh trước mọi sự cố phát sinh. Bởi phán đoán được các tình huống khẩn cấp tức là bạn cũng sẽ biết cách vận hành công việc một cách chủ động sao cho ít xảy ra rủi ro nhất có thể. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.