“Nhẫn móng tay” của phi tần nhà Thanh: Từ “áo giáp” trở thành vật phẩm thể hiện quyền lực

Huệ Anh
Những chiếc “nhẫn móng tay” này vừa có tác bảo vệ cho bộ móng nuôi dài tới chục centimet, vừa là phụ kiện biểu trưng cho vẻ đẹp và quyền lực của các phi tần mỹ nữ trong triều đại nhà Thanh.

Bên cạnh những tóc vấn, trâm cài, vòng vàng, lắc ngọc,... thì “nhẫn móng tay” là thứ không thể thiếu của các phi tần mỹ nữ trong triều đại nhà Thanh. Các bộ phim về hậu cung ở thời kỳ này luôn khiến khán giả ấn tượng bởi những chiếc “ống” nhọn hoắt được các giai nhân đeo ở ngón tay từ đầu tới cuối phim.

Cả nam giới và nữ giới xuất thân cao quý đều có thể đeo phụ kiện này

Phụ kiện này có tên là “nhẫn móng tay”. Nó bắt đầu xuất hiện từ thời Chiến quốc với tên gọi “móng tay giả” hay “giáp móng tay”, với chức năng bảo vệ những chiếc móng tay dài được nuôi dài. Người Trung Quốc quan niệm rằng không nên cắt móng tay và tóc bởi chúng do cha mẹ sinh ra. Vì thế, để những chiếc móng không bị gẫy và vướng víu thì chúng cần được bảo vệ bởi “bộ giáp”.

Nhưng đeo phụ kiện này cũng không kém phần vướng víu. Thế nên chỉ những tầng lớp cao quý trong xã hội mới nuôi móng tay và đeo “nhẫn móng tay”. Lâu dần, bên cạnh chức năng làm “áp giáp”, chúng còn là phụ kiện biểu trưng cho thân thế của mỗi người.

Nhưng dần dần nó trở thành phụ kiện không thể thiếu của phái nữ vì họ dễ nuôi móng tay hơn

Sang tới thời nhà Thanh, “nhẫn móng tay” gắn liền với các phi tần trong cung đình và trở thành vật phẩm phân chia thứ bậc và quyền lực. Thứ vị càng cao thì chất liệu chế tác và hoạ tiết càng sang trọng, quý giá. Chẳng hạn như Hoàng hậu, quý phi dùng chất liệu vàng, bạc, ngọc trai,... còn phi tần thứ bậc thấp chỉ được dùng đồng, ngà, sứ,... Hay về hoạ tiết, Thái hậu sẽ đeo “nhẫn” khắc hình chữ “vạn”, “thọ”,... và có thể uốn cong theo khớp ngón tay. Còn Hoàng hậu sẽ có hoạ tiết chạm khắc hình phượng hoàng.

Bộ “giáp” chỉ là chi tiết nhỏ nhưng có thể khắc hoạ được tính cách mỗi người

Theo tự truyện của một cung nữ, Từ Hy Thái hậu ngày ngày đeo 2 bộ hộ giáp ở ngón út và áp út, mỗi cái dài từ 5 – 7cm. Bộ bằng vàng đeo ở tay phải, bộ ngọc trai đeo ở tay trái. Ban đêm đi ngủ vẫn phải đeo “giáp” nhưng ít lấp lánh hơn. Đặc biệt, bà rất chú tâm tới việc bảo dưỡng nên cung nữ phải rửa bộ giáp bằng nước nóng cho sạch, sau đó dùng nước bóng từ Pháp đánh lên.

"Nhẫn ngón tay" của Từ Hy Thái Hậu

Sau quá trình nghiên cứu kỹ lịch sử, các nhà làm phim đã đưa tình tiết này vào màn ảnh nhỏ. Hình ảnh đặc trưng của thời nhà Thanh được khắc hoạ rõ nét qua từng pha khua tay của các vị nương nương.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết “Nhẫn móng tay” của phi tần nhà Thanh: Từ “áo giáp” trở thành vật phẩm thể hiện quyền lực tại chuyên mục Giải trí của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Giải trí khác

Camera lớn nhất thế giới

Với camera LSST 3.200 megapixel, đài quan sát Vera C. Rubin có thể khám phá những bí mật về vật chất tối và năng lượng tối.

Suri Cruise - Ngôi sao giản dị

Từng được gọi là “công chúa Hollywood” khi còn nhỏ, nhưng giờ đây, cuộc sống của “công chúa” Suri Cruise (Mỹ) lại vô cùng giản dị.