Bộ não nhỏ nhất
Để xác định xem bộ não của động vật to nhỏ ra sao, cách phổ biến nhất là so sánh não với kích thước cơ thể của chúng. Theo tiêu chí này thì não cá Bony-eared assfish sinh sống ở các vùng biển sâu chiếm vị trí nhỏ nhất. Chúng có bộ não nặng chưa đến 1/1.000 trọng lượng cơ thể, trong khi tỷ lệ này ở con người là 1/50.
Đỉa có đến 32 bộ não
Con người dù thông minh tột bậc thì cũng chỉ có một bộ não. Trong khi đó, một con vật mà hầu như ai cũng ghét lại sở hữu đến 32 bộ não, đó chính là đỉa. Thật ra, cơ thể của loài hút máu này được chia thành 32 đoạn, mỗi đoạn có một bộ não riêng.
Tuy nhiên, chúng không phải là não thực sự mà là hạch (ganglia) – tập hợp một chùm tế bào thần kinh hoạt động theo chuỗi như một cơ quan để cung cấp cho đỉa sức mạnh não bộ. Lạ hơn nữa là loài đỉa còn có đến 5 cặp mắt, 300 chiếc răng…
Não nhện có cả ở dưới chân
Não nhện tương đối lớn so với các phần còn lại của cơ thể. Não của chúng không chỉ ở trên đầu mà còn lan xuống cả dưới chân. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, hệ thống thần kinh trung ương của những con nhện nhỏ nhất thế giới chiếm tới gần 80% khoang cơ thể của chúng.
Chim gõ kiến với túi khí trong đầu
Các bạn có bao giờ hỏi, tại sao chim gõ kiến không bị tổn thương não khi đập mỏ trên các bề mặt cứng trong suốt một thời gian dài không? Giống như tất cả các loài chim, chim gõ kiến có phần xương sọ rất phức tạp, nhỏ và rất nhẹ. Hộp sọ của một con chim trung bình nặng chỉ 1% trọng lượng cơ thể mà thôi. Tuy nhiên, chim gõ kiến có thêm các túi khí trong đầu, đóng vai trò như chiếc đệm não để hạn chế các tác động từ việc đập mỏ trên các bề mặt cứng.
Bộ não lớn nhất hành tinh
Đầu của một con cá nhà táng chiếm khoảng một phần ba chiều dài toàn bộ cơ thể. Đây chính là loài động vật có bộ não lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất (bao gồm cả những sinh vật đã tuyệt chủng). Các nhà nghiên cứu cho biết, não của cá nhà táng nặng tới 8 kg, nặng gấp nhiều lần não người bình thường.
Mực ống biển ăn não của chính mình
Mực ống biển sống bám vào san hô và lọc thức ăn từ nước biển. Chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng. Sau khoảng 3 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng giống như con nòng nọc, phân tán khắp nơi tìm địa điểm phát triển. Chúng lặn xuống đáy và tập hợp nhau lại ở một nơi và sẽ sống ở đó trọn quãng đời còn lại.
Lúc này, mực ống biển bắt đầu ăn tất cả các bộ phận trên cơ thể. Nó bắt đầu “hấp thụ” mắt, cột sống và cuối cùng, nó tiêu hóa luôn hạch não của mình, bởi lẽ một khi đã ổn định nơi sống, nó không còn cần đến chúng nữa.
Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não
Loài mực khổng lồ phải nghiền thức ăn thành từng miếng tương đối nhỏ bởi lúc nuốt, thức ăn phải đi qua bộ não hình chiếc bánh rán trước khi đi xuống thực quản. Nếu thức ăn không được nghiền nhỏ, não có thể bị hủy hoại khi thức ăn đi qua. Theo các chuyên gia, dù có trọng lượng khoảng 150 kg, chiều dài 10 mét, nhưng mực ống khổng lồ chỉ có một bộ não nhỏ nặng 15 gam mà thôi.
Kiến “zombie” với nấm trong não
Sau đó, nấm sẽ “chỉ huy” con kiến “vật vờ” bò đến một chiếc lá và bất thình lình khóa hàm dưới của nó vào gân lá, khiến cho kiến không nhúc nhích nổi. Nhờ vậy, nấm được cố định ở đúng vị trí nó muốn. Khi con kiến tử vong cũng là lúc nấm bắt đầu nảy mầm trên đầu kiến.
Bộ não nhỏ nhất trong thế giới côn trùng
Mặc dù có cơ thể hoàn chỉnh với mắt, não, cánh, cơ, ruột… nhưng ong bắp cày Megaphragma lại có não nhỏ hơn một amip đơn bào (trùng biến hình đơn bào). Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây chính là loài có hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong thế giới côn trùng. Một vài tế bào thần kinh vốn tồn tại bên trong đầu của ong bắp cày có thể phát triển ra bên ngoài khi nó trưởng thành, bởi vì không có đủ chỗ để chứa.
Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khóa học Khám phá, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!
Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |