Những "danh hiệu" cười ra nước mắt ở trường học

Nguyễn Hà
Học ở trường chuẩn quốc gia nhưng lớp 2 vẫn chưa biết đọc biết viết, học lớp 5 nghỉ triền miên nhưng cuối năm vẫn có giấy khen... đó là hàng loạt câu chuyện "cười ra nước mắt" mà lại có thật.

Trường chuẩn Quốc gia… nhưng học sinh lớp 2 chưa biết đọc, viết

Thông tin trường Tiểu học trị trấn Lịch Hội Thượng A, dù đã đạt chuẩn Quốc gia nhưng còn một số học sinh chưa biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Vụ việc chỉ được phát hiện khi giáo viên H.T.T, được Ban Giám hiệu (BGH) trường phân công phụ trách lớp 2H ở điểm trường thuộc ấp Hội Trung (thị trấn Lịch Hội Thượng, Sóc Trăng), tổ chức khảo sát lớp.

Kết quả cho thấy lớp có 24 học sinh đều là người dân tộc Khmer thì chỉ có 4 học sinh đọc trôi chảy, còn lại nhiều em không biết đọc, viết dù đã học xong lớp 1.

Biết thông tin này, nhiều phụ huynh bất ngờ và kiểm tra thì thấy đúng thực trạng như vậy nên xin ban giám hiệu cho con học lại lớp 1.

Học sinh Kim Tử Long không viết được, dù thầy đã viết sẵn chữ trên bảng.

Cô Huỳnh Thị Phụng (40 tuổi) có con là Lâm Thị Tuyết Nhi, cho biết: "Năm học này cháu được lên lớp 2H nhưng nghe thầy cô cho biết cháu không biết đọc biết viết, gia đình kiểm tra lại thì đúng như vậy nên đến gặp thầy Huỳnh Hà Thắng (Hiệu trưởng) xin cho cháu ở lại lớp 1 thì thầy nói để nhà trường khảo sát lại rồi mới giải quyết".

Con nhận giấy khen, phụ huynh bức xúc

Con cái học hành được khen thưởng là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ nhưng cuối năm học vừa qua nhiều phụ huynh bực mình khi con được giấy khen. Câu chuyện nghe có vẻ ngược đời ấy lại có thật tại nhiều tường tiểu học sau khi ngành giáo dục áp dụng Thông tư 30.

Nhiều phụ huynh phản ánh đến 90% học sinh trong lớp con mình đều có giấy khen với đủ loại nội dung như:

"Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ","Có tinh thần tương thân tương ái","Đạt danh hiệu học sinh tiêu biểu", "Danh hiệu học sinh khen từng mặt"… trong đó với loại giấy khen như "Có tinh thần tương thân tương ái" khiến họ không biết con mình đang học tập như thế nào, đứng ở đâu trong lớp.

Đặc biệt danh hiệu "Giấy khen từng mặt'' trường Tiểu học T.P (Ứng Hòa, Hà Nội) từng gây xôn xao dư luận cuối năm học vừa qua khi ghi chung chung không rõ tốt mặt nào.

Danh hiệu "Giấy khen từng mặt" gây bức xúc dư luận .

Tình trạng loạn danh hiệu khiến giấy khen như "phát cho có", nhiều phụ huynh thấy con mang giấy khen về thì vui nhưng sau biết ai cũng có giấy khen thì lại đâm bức xúc vì làm giảm ý nghĩa thực sự của giấy khen, việc có giấy khen dễ quá cũng khiến nhiều cha mẹ lo ngại con em sẽ mất động lực để phấn đấu.

Phụ huynh thì bức xúc còn giáo viên thì không kém phần mệt mỏi khi phải cố tìm sự khác biệt của con con để nhận xét để đúng với tinh thần đổi mới.

Ngày 28/8/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định cách đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Sau 2 năm triển khai thực hiện quy định này, có rất nhiều phản ứng trái chiều từ phía xã hội, chuyên gia, giáo viên và phụ huynh học sinh...

Ngày 27/8, Bộ GD&ĐT giới thiệu dự thảo thông tư 30 (bỏ chấm điểm học sinh tiểu học) sửa đổi nhằm lấy ý kiến dư luận trước khi ban hành chính thức vào đầu năm học 2016 - 2017. Có 3 đề xuất thay đổi quan trọng: Lượng hóa bằng ba mức A, B, C; Bớt sổ sách, giảm tải cho giáo viên; Khen thưởng cụ thể hơn.

Học lớp 5 không biết đọc, nghỉ triền miên vẫn có... giấy khen

Tháng 4/2015, dư luận rúng động trước vụ việc học sinh "ngồi nhầm lớp" tại Quảng Trị.

Cụ thể, hai học sinh lớp 5 và một học sinh lớp 4 Tại trường Tiểu học A Túc (Quảng Trị) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản, có học sinh thường xuyên không đến trường nhưng cuối năm vẫn được tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Nhiều học sinh được nhà trường cho lên lớp nhưng vẫn chưa biết đọc và viết chữ.

Qua làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế, Bộ GD&ĐT xác nhận tình trạng một số học sinh không biết đọc, biết viết là có thật và kết luận, công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị chỉ đạo trường Tiểu học A Túc, Trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp".

Học lấy thành tích vẫn là một vấn đề trong giáo dục. Mặc dù những năm qua các cấp ngành liên tục có những phương pháp nhằm đánh giá thực chất công tác dạy và học nhưng đâu đó tình trạng bệnh thành tích vẫn còn, thế mới có những câu chuyện về thành tích cười ra nước mắt gây bức xúc dư luận và hàng trăm ngàn cử nhân thất nghiệp bởi học vì hư danh.

Theo Baodatviet

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những "danh hiệu" cười ra nước mắt ở trường học tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.