1. Bangladesh có dân số lớn hơn cả Nga
Nga là quốc gia lớn nhất thế giới với diện tích trải dài trên cả 9 múi giờ. Thậm chí diện tích bề mặt của quốc gia này còn lớn hơn diện tích bề mặt của sao Diêm Vương. Vậy nhưng một quốc gia bé nhỏ như Bangladesh lại có dân số còn lớn hơn cả Nga. Theo số liệu năm 2018, Nga có khoảng 144 triệu dân trong khi ở Bangladesh con số này đã lên tới 161 triệu dân.
2. Tháp Eiffel từng bị bán
Tất nhiên chính phủ Pháp chưa bao giờ bán tòa tháp nổi tiếng này cả mà một tên lừa đảo đã mạo danh để bán đứt biểu tượng của nước Pháp. “Bá tước” Victor Lustig nổi tiếng trong lịch sử là một kẻ lừa đảo khét tiếng, chính ông ta đã thuyết phục được sáu nhà buôn bán phế liệu lớn của Pháp để đấu giá tháp Eiffel.
Chuyện kể rằng Lustig đã có ý tưởng về vụ “lừa đảo thế kỷ” trên khi đọc một bài báo về việc tháp Eiffel bị rỉ sét và chính phủ phải mất một chi phí khổng lồ để sửa chữa tòa tháp. Một số người Paris lúc đó đã bàn tán rằng tháp Eiffel nên biến mất hoàn toàn.
Không bỏ lỡ cơ hội, Lustig đã nghĩ ra một kế hoạch để lừa những đại lý kim loại phế liệu lớn nhất trong thành phố rằng ông là một người thuộc chính phủ chịu trách nhiệm về việc bán kim loại phế liệu của tháp Eiffel.
Một đại lý đã bị thuyết phục bởi Lustig và trả cho ông ta 20.000 đô tiền mặt cộng thêm 50.000 đô để đảm bảo họ có thể trúng thầu. Có tiền Lustig lập tức đến Áo để chạy trốn.
Sau này ông ta lại quay lại Pháp để thực hiện một vụ lừa đảo tương tự nhưng trong quá trình chạy trốn sang Mỹ, ông ta đã bị cảnh sát bắt.
3. Những khớp nối thần kinh trong não bạn còn nhiều hơn cả số lượng sao trong Dải Ngân Hà
Những nhà thiên văn học ước tính trong Dải Ngân Hà của chúng ta có tới hơn 200 tỷ ngôi sao. Con số đó quả là vô cùng to lớn. Vậy nhưng những nhà thần kinh học đã ước tính số lượng trung bình những khớp nối thần kinh trong não của một đứa trẻ 3 tuổi là gần 1 triệu. Sau đó, trải qua quá trình lớn lên và trưởng thành trung bình một người sẽ có tới 500 nghìn tỷ khớp nối thần kinh trong não. Thế mới thấy được bộ não của chúng ta có kết cấu phức tạp đến thế nào.
4. Voi ma mút vẫn còn tồn tại trong thời kỳ mà con người đang xây dựng những kim tự tháp đầu tiên
Cứ ngỡ rằng những sinh vật khổng lồ như voi ma mút chỉ tồn tại trong thời tiền sử vậy nên các bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng những con voi ma mút cuối cùng mới chết vào cuối năm 1650 TCN trên đảo Wrangle của Nga.
Vào thời điểm này, đế quốc Ai Cập đã vô cùng tiên tiến và cho xây dựng những kim tự tháp vô cùng đồ sộ. Trên thực tế, Kim tự tháp Giza nổi tiếng còn đã tồn tại cả nghìn năm trước khi con voi ma mút cuối cùng chết.
5. Trường đại học Harvard được thành lập trước khi phép tích phân được phát hiện
Harvard là trường đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1636. Đây là ngôi trường danh giá mà bất cứ ai cũng mơ ước từng một lần được đặt chân đến học tập.
Ngôi trường này lâu đời đến nỗi mà phải đến khoảng 50 năm sau khi Harvard thành lập, phép tích phân mới được tìm ra. Bên cạnh đó, Galileo Galilei – nhà vật lý, toán học, kỹ sư, nhà thiên văn học và triết học nổi tiếng ở châu Âu vẫn còn sống trong những năm đầu Harvard được thành lập. Ông qua đời vào năm 1642.