PGS. TS Bùi Hiền viết lại "Truyện Kiều" bằng chữ viết mới

vuhien
Sau khi hoàn thành nghiên cứu cải tiến chữ viết "Tiếw Việt" và công bố phần 2, PGS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đã thử nghiệm thực tế công trình của mình với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Sau 10 ngày, mỗi ngày 9-10 tiếng miệt mài làm việc, 3.254 câu thơ lục bát của Truyện Kiều đã được PGS.TS Bùi Hiền chuyển thể sang ngôn ngữ cải tiến của mình.

Chia sẻ với báo Thanh niên PGS.TS Bùi Hiền cho rằng: “Truyện Kiều là một tác phẩm kinh điển của Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì vậy, tôi quyết định chọn tác phẩm này để chuyển thể với hi vọng khả năng đón nhận của bạn đọc sẽ cao hơn, đồng thời, nhằm giúp cho những người muốn nghiên cứu chữ quốc ngữ và quan tâm tới chữ cải tiến của tôi có thể tham khảo một cách dễ dàng hơn”.

Những câu thơ mở đầu của tác phẩm được viết theo chữ mới như sau:

"Căm năm cow kõi wười ta,

Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau.

Cải kua một kuộk bể zâu,

Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw".

PGS Hiền cho biết ông bỏ ra mỗi ngày khoảng 9-10 tiếng để làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và chính xác này, và tự tay ông gõ ra văn bản word trên máy tính vì nếu nhờ người người khác sẽ mất nhiều thời gian hơn do không có ai thuộc chữ cải tiến cả.

Do sợ người đọc bỡ ngỡ với cách viết mới nên PGS Hiền cẩn thận để cả phần chữ quốc ngữ đang được sử dụng và chữ cải tiến trong cùng một trang giấy. Sau khoảng 10 ngày, toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều đã được chuyển thành “Cuyện Kiều” với tên tác giả cũng được “dịch” thành “Wuyễn Zu”, đã được ông in ra rồi photo tặng bạn bè.

Có thể thấy, thực tế nếu không có phần chữ quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng, thì có thể với ngay cả những người đã thuộc Truyện Kiều, sẽ vẫn có sự lạ lẫm khi phát âm. Tuy nhiên, PGS Bùi Hiền khẳng định: “Chỉ cần 10-15 phút học thuộc các chữ cái mới của 10 âm vị sau là đọc được Truyện Kiều mới: ch, tr = Cc /chờ/ ; đ = Dd /đờ/; ph = Ff /phờ/ ; c,k,q = Kk /cờ/ ; nh = NH nh /nhờ/(tạm thời); th = Qq /thờ/ ; s, x = Ss /sờ/ ; ng, ngh = Ww /ngờ/ ; kh =Xx /khờ/ ; d, gi, r = Zz /dờ/. Khi thuộc rồi, các bạn sẽ thấy đọc rất bình thường và chữ mới chỉ là quy ước mới, hoàn toàn không làm mất đi giá trị nghệ thuật của tác phẩm này”.

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến PGS. Bùi Hiền cho rằng: “Ông không muốn phổ biến Truyện Kiều theo chữ cải tiến, mà chỉ coi đây là cách luyện tập, chứng tỏ việc chuyển thể sang chữ viết mới không hề gặp khó khăn nào cả. Kỹ năng được viết bằng tay khác với gõ máy nên tôi cần đến ngày thứ hai mới quen được chữ viết do chính mình sáng tạo ra", PGS Hiền nói.

Ông khẳng định chữ viết mới truyền tải chính xác nội dung Truyện Kiều, không phá vỡ giá trị nguyên bản, tư tưởng thẩm mỹ của truyện.

“Truyện Kiều ban đầu được viết bằng chữ nôm, sau đó mới chuyển sang chữ quốc ngữ như hiện nay. Tôi muốn chuyển sang chữ cải tiến, các giá trị về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm vẫn giữ nguyên chứ không thay đổi”, PGS Hiền nói.

Kim Hiền (Tổng hơp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết PGS. TS Bùi Hiền viết lại "Truyện Kiều" bằng chữ viết mới tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Học trò đất Tổ đọ tài nét hoa

Mới đây, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã tổ chức Lễ phát động Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ XXII, Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV và ngày hội Viết chữ đẹp tỉnh Phú Thọ, năm học 2023-2024.

Diễn đàn quốc gia về thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện

Ngày 5/4 tới, Trung ương Đoàn, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia với chủ đề “Chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện”.