Singapore xây dựng nhà máy loại bỏ CO2 trong đại dương lớn nhất thế giới

Ngọc Nguyễn
Singapore đã và đang tiến tới xây dựng cơ sở lớn nhất thế giới để tăng cường năng lực loại bỏ CO2 trong nước biển, nhằm giảm bớt tình trạng biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cho rằng, thế giới cần loại bỏ ít nhất 5 tỷ tấn carbon vào năm 2050 để giữ cho tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức an toàn. Giới đầu tư cũng như nhà phát minh đang chạy đua để tìm ra cách đáp ứng yêu cầu đó.

Mới đây Equatic, một công ty khởi nghiệp được thành lập bởi các nhà nghiên cứu trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) chuẩn bị xây dựng công trình Equatic-1. Đây sẽ là nhà máy loại bỏ carbon dioxide (CO2) trong đại dương quy mô lớn nhất thế giới trị giá 20 triệu USD.

Nhà máy Equatic-1 sẽ được chia thành hai giai đoạn xây dựng trong 18 tháng tới.
Nhà máy Equatic-1 sẽ được chia thành hai giai đoạn xây dựng trong 18 tháng tới.
Được hỗ trợ bởi Cơ quan nhà nước Singapore, Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NRF) của Singapore và Viện Quản lý Carbon của trường UCLA, dự án với mục tiêu loại bỏ 10 tấn carbon dioxide (CO2) mỗi ngày (tương đương công suất 3.650 tấn/năm), mức này tăng gấp trăm lần so với hai dự án thí điểm khác ở Los Angeles và Singapore từng đạt được.

Trước hết, nhà máy Equatic-1 sẽ được chia thành 2 giai đoạn xây dựng trong 18 tháng tới, bởi một nhóm đa ngành bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà xuất khẩu, chuyên gia xây dựng đến từ công ty ICM và công ty khởi nghiệp Equatic ngay tại địa điểm Tuas, nằm ở phía tây Singapore.

Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu vào tháng 3/2024 với mục tiêu loại bỏ 1 tấn carbon dioxide mỗi ngày vào cuối năm 2024. Giai đoạn 2 sẽ bao gồm việc bổ sung thêm 9 mô-đun công nghệ vận hành bổ sung, và dự kiến công trình ​​sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Về quy trình vận hành, nhà máy Equatic sẽ tận dụng quá trình điện phân để truyền dòng điện chạy qua nước biển tại nhà máy, tạo ra các phản ứng hóa học phân tách nước biển thành hydro (H2) và oxy (O2) và loại bỏ CO2 hòa tan.

CO2 hòa tan được kết hợp với các khoáng chất trong nước biển như canxi và magie để tạo ra đá vôi rắn – chúng sẽ lưu giữ CO2 bền vững trong ít nhất 10.000 năm, hoặc chúng có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng nếu thấy khả thi. Nước biển đã qua xử lý sẽ được bơm trở lại đại dương.

Trong một thông cáo báo chí, người đồng sáng lập Equatic cảm ơn Cơ quan nhà nước Singapore, Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NRF) của Singapore, vì sự hỗ trợ của họ trong việc tạo ra mối quan hệ đối tác đẳng cấp thế giới để giảm thiểu biến đổi khí hậu. 

“Các giải pháp loại bỏ carbon mở rộng đòi hỏi công nghệ, đối tác táo bạo và tận tâm. Chúng tôi may mắn khi tạo ra tầm nhìn chung này với các đối tác của mình ở Singapore để mở rộng các giải pháp khử cacbon sang quy mô thương mại, sớm hiện diện nhiều hơn trên toàn thế giới”, người đồng sáng lập Equatic cho biết.

Một số chuyên gia môi trường cho rằng, công nghệ loại bỏ carbon dioxide trong đại dương sẽ là động lực lớn cho cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên công nghệ này cũng vấp phải sự lo ngại về rủi ro sinh thái tiềm ẩn của nó, thúc giục cần nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ xử lý này để hiểu rõ hơn cả lợi ích, và mối nguy hiểm của nó. 

(Theo Interestingengineering/Time)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Singapore xây dựng nhà máy loại bỏ CO2 trong đại dương lớn nhất thế giới tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Nvidia ra mắt RTX 50-Series: Đột phá mới trong công nghệ GPU

Tại CES 2025, Nvidia đã chính thức trình làng dòng GPU RTX 50-Series, đánh dấu một bước tiến lớn trong lĩnh vực đồ họa. Sử dụng kiến trúc Blackwell hoàn toàn mới, RTX 50-Series hứa hẹn mang lại hiệu năng vượt trội, đáp ứng nhu cầu khắt khe của game thủ và nhà sáng tạo nội dung.

Viên pin vĩnh cửu nghìn năm

Các nhà khoa học đến từ Anh đã phát minh ra một loại pin mới làm từ kim cương carbon-14, có tuổi thọ kéo dài lên tới hàng nghìn năm. Phát minh này không chỉ hứa hẹn cách mạng hóa ngành công nghệ năng lượng mà còn mở ra cơ hội lớn để giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng tái tạo.

"Mắt vũ trụ" từ Hubble: Hình ảnh mê hoặc của NGC 2566

NASA và ESA vừa công bố hình ảnh cấu trúc vũ trụ NGC 2566, được ví như một "con mắt" khổng lồ đang nhìn chằm chằm về phía Trái Đất. Hình ảnh này, được ghi lại bởi kính viễn vọng không gian Hubble, tạo ấn tượng mạnh với vẻ đẹp huyền bí và sắc nét của vũ trụ.