Sinh viên và cuộc sống ngày “kẹt” lại Hà Nội: khó khăn nhưng cũng là cơ hội làm những điều khác biệt

Thu Trà
Đã hơn 1,5 tháng trôi qua kể từ ngày TP Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, không biết những sinh viên ở lại thành phố đã chống dịch như thế nào rồi nhỉ?

Khi Thủ tướng chính phủ ra quyết định toàn TP Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, đã có nhiều bạn sinh viên không thể về quê mà phải ở lại thực hiện giãn cách tại chỗ. Nhiều hoạt động xã hội tạm thời bị đóng băng, sinh viên cũng vì thế mà không thể đến trường mà chuyển hết sang học trực tuyến. 

Dưới đây là những chia sẻ của các bạn sinh viên với báo giới, hãy cùng tìm hiểu trong thời gian giãn cách các bạn sinh viên đã làm những gì, học tập ra sao nhé! 

Thanh Huyền (sinh viên năm 4, trường ĐH Văn hoá Hà Nội) chia sẻ, vì là năm cuối nên đầu tháng 6 Huyền phải hoàn thành học phần cuối và thực tập theo sự phân công của nhà trường. Tuy nhiên khi đó dịch Covid 19 bắt đầu có diễn biến phức tạp nên Hà Nội tạm dừng xe khách đến 37 tỉnh trong đó có Nghệ An, quê của cô bạn. Những tưởng xe khách sẽ sớm được hoạt động trở lại nhưng khi đó  TP thực hiện giãn cách để phòng dịch lây lan nên cô bạn buộc phải ở lại. 

Việc TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội khiến cuộc sống của  mình cũng có một chút đảo lộn. Do ở trọ nên mình không được phát phiếu đi chợ riêng. Rất may mình được bác chủ trọ đi mua giúp nên các bữa ăn tuy không thịnh soạn nhưng cũng đủ chất. 

Ngoài ra, mình cũng cảm thấy may mắn vì ngoài sự hỗ trợ của gia đình thì mùa dịch này mình vẫn còn có công việc làm thêm tại nhà. Vì vậy, cuộc sống cũng bớt khó khăn đi phần nào. mình cũng dành thời gian tự học tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi tiếng Anh đầu ra của nhà trường”.

Sinh viên và cuộc sống ngày “kẹt” lại Hà Nội, khó khăn nhưng cũng là cơ hội để trau dồi cho bản thân - Ảnh 3
Dương Hồng và bạn cùng phòng (info.net)

Còn với cô sinh viên nổi tiếng trên Tik Tok Dương Hồng thì cuộc sống giãn cách quả thực cũng có nhiều hạn chế. Tuy nhiên lại giúp Hồng có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Cô bạn thường đọc sách và nghiên cứu phát triển kênh Tik Tok, Hồng cũng là một sinh viên may mắn khi vẫn có thể kiếm tiền từ Tik Tok để trang trải cho cuộc sống. 

Với một nam sinh viên khác thì dịp giãn cách là cơ hội để rèn luyện cơ thể theo một cách riêng. Cậu bạn Lê Đình Minh - sinh viên năm 2, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, bản thân rất nghiêm túc thực hiện chỉ thị 16 bởi Minh rất muốn dịch bệnh được đẩy lùi nhanh chóng. Sinh hoạt trong phòng trọ chỉ hơn 15m2, để tránh cảm giác bức bối mỗi ngày cậu bạn đều tận dụng đủ các loại vật dụng trong nhà để tập thể dục, nâng cao sức khỏe.

Sinh viên và cuộc sống ngày “kẹt” lại Hà Nội, khó khăn nhưng cũng là cơ hội để trau dồi cho bản thân - Ảnh 2
Cậu bạn Lê Đình Minh tận dụng thanh gác xép để đu xà (theo info.net).

“Mình thích tập gym, giờ giãn cách xã hội không thể ra ngoài hay đến phòng tập thì mình cố gắng tập tại nhà. Đúng là chưa có khi nào mình chôn chân trong căn phòng trọ nhiều như quãng thời gian này. Ở nhà ngoài việc học thì mình cũng tìm hiểu thêm các kiến thức về chế độ ăn uống, dinh dưỡng,... và cũng biết tính toán hơn trong việc cân đối chi tiêu”.

Ở một diễn biến khác, Nguyễn Văn Đức (sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế Quốc dân) lại có phần khó khăn hơn. Cậu bạn dự định ở lại Hà Nội đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí cho kỳ tiếp theo, tuy nhiên toàn TP giãn cách nên Đức không thể đi làm. Không có thu nhập Đức buộc phải nhờ sự chu cấp của gia đình, dù ở quê bố mẹ cậu bạn cũng khá khó khăn. 

Sinh viên và cuộc sống ngày “kẹt” lại Hà Nội, khó khăn nhưng cũng là cơ hội để trau dồi cho bản thân - Ảnh 1
Bữa cơm đạm bạc của đức

Đức kể: "Không được đi đâu mình có chút bức bối nhưng sau dần thích nghi. Thời gian này mình cũng dành thời gian để tập thể thao, tự nấu ăn, đọc sách.

Mình cũng phải xin chủ trọ giảm tiền nhà, hỗ trợ tiền điện, tiền nước nhưng cũng chẳng được là bao! Chưa kể, khu mình sống giá cả thực phẩm cũng đắt hơn trước nên bữa ăn của mình chỉ có vài món cứ đổi từ hôm này sang hôm khác như trứng luộc, cá khô, thịt hộp...".

Quả thực dịch bệnh Covid 19 đã khiến cuộc sống của chúng ta bị trì trệ, thậm chí là đảo lộn, nhưng hy vọng rằng với sự chung tay chống dịch cùng tinh thần lạc quan, Covid 19 sẽ sớm được đẩy lùi.

 

Theo Infonet

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cấm thuốc lá điện tử: Cần sự chung tay của cộng đồng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua luật cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, đóng vai trò đặc biệt trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.

"Thông minh tài chính nhí": Sân chơi kỹ năng cho trẻ em

Sáng 15/12, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã phối hợp cùng Công ty Giáo dục thông minh tài chính công bố phát động cuộc thi “Thông minh tài chính nhí” (F’CLEVER KIDS) với mong muốn kiến tạo tư duy tài chính cho trẻ em.

Những “Chiến sĩ nhỏ” say mê được làm chú Bộ đội

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), trường TH Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học tham quan doanh trại Bộ đội tại Tiểu đoàn Đặc công 31.

50 năm thống nhất đất nước qua con tem bưu chính

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 10/12, tại trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính”.