Sự khác biệt giữa các trường học của các quốc gia trên thế giới

Lan Anh (Lược dịch)
Các bạn có từng tò mò, những trường học ở các quốc gia khác có gì khác biệt không? Cùng xem nhé!

Malala Yousafzai một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền người Pakistan đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình từng viết rằng “Một đứa trẻ, một giáo viên, một cuốn sách và một cây bút có thể thay đổi cả thế giới”

Ở một số nơi trên thế giới, để có thể đến trường những học sinh phải vượt qua đầy thách thức của sự bất ổn chính trị, nghèo đói, thậm chí cả chiến tranh. Trong khi đó ở một số nơi khác, những học sinh chỉ việc nhảy lên chiếc xe bus được đỗ ngay trước cổng nhà để đến trường.

Mặc dù có sự khác biệt bởi cơ sở vật chất, nhưng những điều mà giáo dục đem đến có thể giúp cho trẻ em trên toàn thế giới tìm ra được tiềm năng của chính mình.

Đây là sự khác biệt giữa những trường học của 20 quốc gia trên thế giới:

1. Iraq

Những học sinh vừa tan học tại một trường tiểu học phía đông Mosul.

Là một quốc gia vẫn đang chìm trong những bất ổn chính trị. Điều kiện giáo dục tại Iraq vẫn còn khá nghèo nàn.

2. Trung Quốc

Giáo viên đang giảng dạy trực tuyến tại một trường học ở Bắc Kinh cho những học sinh đang phải nghỉ ở nhà do không khí quá ô nhiễm.

Là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới, hằng năm Trung Quốc luôn đầu tư một số tiền khổng lồ cho cơ sở vật chất và công nghệ giáo dục tại nơi đây.

3. Ấn Độ

Đây là một sự kiện thường xuyên được tổ chức tại các trường học ở Ấn Độ được gọi là Matru-Pitru Puja. Trong ngày này các học sinh sẽ cầu nguyện cho cha mẹ của mình.

Ấn Độ vốn nổi tiếng là một quốc gia sùng đạo và đa tôn giáo với bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Ở đất nước này vẫn còn rất nhiều những phong tục từ ngàn xưa được lưu giữ đến ngày nay.

4. Tunisia

Tại trường tiểu học Al Hakim El Kassar, những học sinh khoanh tay thể hiện sự chăm chú lắng nghe bài giảng của giáo viên một cách cẩn thận.

Tunisia là quốc gia nằm ở cực bắc lục địa châu Phi, vốn là đất nước có nền kinh tế đa dạng và tài nguyên dồi dào, nên điều kiện giáo dục tại đây cũng khá hơn hẳn so với những quốc gia xung quanh.

 

5. Pháp

Những học sinh đang chăm chú lắng nghe lời giáo viên nói trong ngày đầu tiên đi học.

Chất lượng giáo dục của Pháp đứng trong top đầu của thế giới. Những học sinh ở đây luôn được hưởng một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhất có thể.

6. Nam Phi

Giáo viên và học sinh cùng chụp ảnh chung tại trường Sekano – Ntoane, Soweto, Nam Phi.

Nam Phi được xem là quốc gia đầu tư cho giáo dục nhiều nhất so với các nước khác ở Châu Phi. Nơi đây cũng là nơi có nền kinh tế, chính trị ổn định nhất tại “lục địa đen”. Bởi vậy điều kiện giáo dục và cơ sở vật chất nơi đây tốt hơn rất nhiều so với những quốc gia cùng châu lục.

7. Malaysia

Những học sinh đang đọc kinh Koran tại trường nội chú Madrasad Nurul Iman bên ngoài thủ đô Malaysia.

Hồi giáo chính là quốc đạo của quốc gia này, vậy nên kinh Koran cũng được đưa vào trong chương trình học của các học sinh tại Malaysia.

8. Đức

Những em nhỏ đang ăn sáng tại một trường mẫu giáo gần Munich.

Nền giáo dục Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được đặt ngang hàng với nhau. Bởi vậy học sinh nơi đây luôn được rèn luyện tính tự lập, sáng tạo từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

9. Nhật Bản

Những học sinh lớp một đang chụp ảnh kỷ niệm với giáo viên chủ nhiệm của mình tại trường tiểu học Takinogawa, Tokyo.

Vốn nổi tiếng trên toàn thế giới về việc “coi trọng tài nguyên con người”, hệ thống giáo dục tại Nhật Bản được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế và chính trị tăng trưởng ổn định. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn với nơi đây, bởi vậy trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, Nhật Bản đã trở thành một điểm sáng về giáo dục tại châu Á.

10. Australia

Một nhóm học sinh đang thực hành thí nghiệm hóa học tại trường Sydney Gramamr.

Australia là quốc gia có nền giáo dục đứng hàng đầu thế giới. Trên những lĩnh vực như khoa học tự nhiên, toán học, khoa học xã hội, nông nghiệp, y khoa, vật lý, ... quốc gia này luôn được đứng trong top đầu. Bởi vậy có thể thấy được chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất tại trường học của quốc gia này tốt đến nhường nào.

11. Thổ Nhĩ Kỳ

Những học sinh tị nạn người Syria đang chờ đợi bắt đầu bài học đầu tiên trong năm học tại trường tiểu học Fatih Sultan Mehmet.

Nền kinh tế và giáo dục của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc top 50 toàn thế giới, bởi vậy đất ước này là điểm đến của rất nhiều những người tị nạn từ các quốc gia bất ổn chính trị lân cận. Những trường học cho người tị nạn được dựng lên nhằm góp phần giúp họ hòa nhập được với cuộc sống nơi đây.

12. Brazil

Những học sinh đang vẽ lên những tờ giấy thủ công được làm từ tàn thuốc lá tái chế trong một lớp học nghệ thuật.

Brazil là một đất nước còn nền kinh tế phát triển, vậy nhưng nền giáo dục ở đây còn bộ lộ rất nhiều hạn chế. Theo một thống kê thực sự chỉ có 25% dân số Brazil thoát nạn mù chữ. Nguyên nhân đến từ nền giáo dục cổ lỗ với một chương trình học nặng nề, đơn điệu và rập khuôn. Brazil đang nỗ lực để khắc phục những nhược điểm trong nền giáo dục của đất nước.

13. Tây Ban Nha

Một lớp học tại trường tiểu học công lập tại Bermeo, Tây Ban Nha

Tây Ban Nha được biết đến như một quốc gia bình yên, tươi đẹp, có nền kinh tế phát triển và đặc biệt có chất lượng giáo dục luôn thuộc top đầu thế giới. Bên cạnh đó đất nước này rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hệ thống giáo dục tại các trường công lập của quốc gia này đều được chính phủ bảo trợ. Điều đó đồng nghĩa với việc các học sinh sẽ không cần phải trả bất cứ chi phí về giáo dục nào.

14. Anh

Những học sinh cuối cấp đang chụp ảnh kỷ niệm tại trường Harrow, London, Anh

Nền giáo dục của Vương Quốc Anh được xem như là một trụ cột vững chắc cho nền giáo dục thế giới. Nền giáo dục gắn liền với tính thực tiễn và có tính ứng dụng cao.

15. Morocco (Maroc)

Một lớp học tại trường tiểu học Oudaya tại Rabat

Mặc dù trong những năm gần đây, Bộ giáo dục tại Morocco đã có nhiều nỗ lực để cải tiến nền giáo dục vậy nhưng vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Nền giáo dục của nơi đây không được đánh giá cao trên thế giới.

16. Ukraine

Một giáo viên môn nghệ thuật đang chụp ảnh cùng với các sinh viên năm cuối thuộc Tổ chức Nhân văn Ukraine Lyceum.

Giáo dục tại Ukraine được đánh giá là phát triển toàn diện và khá tốt trên thế giới.

17. Georgia

Tại một trường công lập ở Tbilisi

Tiểu bang Georgia, Mỹ cũng được đánh giá là một trong những nơi có chất lượng giáo dục khá tốt.

18. Cuba

Học sinh tại Trường múa ba lê quốc gia Cuba

Cuba là một trong những nước có hệ thống giáo dục hiệu quả nhất thế giới. Hệ thống trường học tại Cuba có tiêu chuẩn cao, chất lượng học thuật xuất sắc, các trường học có mức độ tự chủ chuyên nghiệp khiến nước này trở thành một trong những nước có hệ thống giáo dục hiệu quả nhất thế giới, sánh ngang với Phần Lan, Singapore, Thượng Hải, ...

19. Hoa Kỳ

Một lớp học tiếng Latin tại tường Boston Latin School, trường công lập đầu tiên và lâu đời nhất ở Mỹ.

Nền giáo dục Mỹ nổi tiếng với việc đào tạo ra những học sinh, sinh viên có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Định hướng giáo dục từ bậc tiểu học, giúp học sinh phát triển tiềm năng cá nhân, thích nghi với thay đổi, ... là đặc điểm của phong cách đào tạo theo kiểu Mỹ.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sự khác biệt giữa các trường học của các quốc gia trên thế giới tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.