Tiếng Việt cũng có bài tập hoàn thành câu, thử xem bạn làm đúng bao nhiêu đáp án!

Thu Trà
Bài tập hoàn thành câu Tiếng Việt dành cho du học sinh, nhưng người Việt mà muốn hoàn thành cũng mất thời gian suy nghĩ bởi đáp án không chỉ có 1.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người xưa ta lại có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", vì quả thực ngữ pháp Tiếng Việt rất khó. Nếu nói về cấu trúc, hàng ngày chúng ta chỉ dùng nó như một thói quen thôi, để học và vận dụng thực tế đảm bảo chính người Việt còn phải vò đầu bứt tai vì độ trúc trắc của ngữ pháp. 

Từ sự lắt léo của vần điệu đến những “thiên biến vạn hoá” của câu từ, rồi đủ các thành phần ngữ pháp trong câu khiến tiếng Việt lọt top ngôn ngữ khó học và sử dụng thành thục nhất thế giới.

Khó nhưng có cái thú vị, rất nhiều sinh viên nước ngoài lại yêu mến đất nước hình chữ S của chúng mình và lựa chọn tiếng Việt để chinh phục. Và chắc chắn đề thi “VietNamese” dành cho các sinh viên ngoại quốc cũng không hề đơn giản, thậm chí nó còn khiến chúng ta, những người Việt thực thụ còn xoắn hết cả lên đấy! 

Tiếng Việt cũng có bài tập hoàn thành câu, thử xem bạn làm đúng bao nhiêu đáp án! - Ảnh 1
Tiếng Việt có thật sự khó? 

Mới đây, trên MXH đã xuất hiện một bài tập Tiếng Việt nhìn thì tưởng đơn giản nhưng lại khiến khổ chủ “rối loạn ngôn ngữ”. Đó là dạng bài hoàn thành câu như đề thi Tiếng Anh.

Tiếng Việt cũng có bài tập hoàn thành câu, thử xem bạn làm đúng bao nhiêu đáp án! - Ảnh 2
Đề bài hoàn thành câu

Cụ thể, bài tập yêu cầu người làm phải sắp xếp, hoàn thành một câu hoàn chỉnh, dưới đây là đáp án sau khi đã hoàn thành. 

1. Anh/đâu/của/ở/nhà? => Nhà của anh ở đâu?

2. Nhà/tôi/ở/của/Hồ Chí Minh/thành phố => Nhà của tôi ở thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tôi/áo/đẹp/của/cảm thấy/cô/rất => Tôi cảm thấy áo của cô rất đẹp.

4. Cô/làm/ở/bình thường/đây/gì? => Bình thường ở đây cô làm gì?

5. Trường/gì/của/tên/anh/là? =>Trường của anh tên là gì?

6. Buổi tối/tivi/thường/anh/xem/không? => Buổi tối anh thường xem ti vi không?

7. Đây/trường/phải/là/anh/của/không? => Đây có phải là trường của anh không?

8. Anh/làm/đi/mấy/về/giờ/nhà? => Anh đi làm mấy giờ về nhà?

9. Tôi/ở/nhìn thấy/có/anh/trường => Tôi có nhìn thấy anh ở trường.

10. Tôi/buổi tối/giờ/10/về/mới/nhà => Buổi tối 10 giờ tôi mới về nhà.

Nhìn thoáng qua các câu hỏi có vẻ đơn giản, tuy nhiên người làm cần phải sắp xếp sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Chưa kể là với 1 câu hỏi lại có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nếu không chú ý đặt từ sau vị trí, nghĩa của câu có thể biến đổi hoặc sai hoàn toàn. 

 Ví dụ ở câu 7 có thể sắp xếp thành: Đây có phải là trường của anh không?/ Đây là trường của anh phải không?

Tiếng Việt cũng có bài tập hoàn thành câu, thử xem bạn làm đúng bao nhiêu đáp án! - Ảnh 3
Phiên âm của một sinh viên ngoại quốc khi học tiếng việt

Sở dĩ Tiếng Việt khó vì không chỉ dừng lại ở những sự khác biệt về chữ cái mà đã có thêm nhiều sự phức tạp hơn. Đặc biệt hơn, kho tàng từ vựng tiếng Việt là vô cùng phong phú, có vô số những từ đồng nghĩa, đồng âm cùng nhau tồn tại vì vậy để học tiếng Việt cần rất nhiều thời gian mà phương pháp học tốt nhất có chính là nói chuyện giao tiếp thật nhiều với những những người Việt đáng yêu! 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tiếng Việt cũng có bài tập hoàn thành câu, thử xem bạn làm đúng bao nhiêu đáp án! tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Thi Robot KC Bot và VEX IQ mở rộng

Ngày 6/4, đã diễn ra Ngày hội STEM huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn năm học 2023 – 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Thắp lửa đam mê”.

Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên

Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng ấy có những đóng góp thầm lặng, to lớn của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).