Vì sao 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1?
Theo tin giáo dục hôm nay được biết, điểm chuẩn vào các trường đại học top đầu, ngành hot năm nay tăng cao đột biến, có ngành tăng đến tận 9 điểm so với những năm trước. Điều này khiến cho rất nhiều thí sinh đạt kết quả thi trung bình 9 điểm/ môn vẫn không đỗ.
Lý giải về điều này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội Cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thí sinh đạt 30 điểm mà vẫn không đỗ nguyện vọng 1.
Thứ nhất: Do tình hình dịch bệnh, hình thức ra đề thi năm nay có sự điều chỉnh dễ hơn so với năm trước. Có những tổ hợp bài đạt điểm giỏi tăng đột biến như tiếng Anh, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân.
Thứ hai: Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển đại học tăng cao, xấp xỉ 11% trong khi chỉ tiêu tuyển sinh về cơ bản là không tăng.
Thứ ba: Các đơn vị đào tạo được tự chủ trong việc xét tuyển và sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau ngoài kết quả thi như xét học bạ, đánh giá năng lực…có không ít trường tuyển được 50% chỉ tiêu.
Chính những điều này đã tạo áp lực lên tỷ lệ chọn trúng tuyển từ điểm thi, từ đó đẩy điểm chuẩn xét tuyển tăng cao.
Thực tế cho thấy, năm nay các trường đại học top đầu, đặc biệt là những ngành học hot hứa hẹn tiềm năng sau khi ra trường nên thu hút thí sinh và thường có tỷ lệ đăng ký và lựa chọn cao hơn. Do đó, tỷ lệ chọi cũng cao hơn, nếu thí sinh không thuộc diện đối tượng ưu tiên, không có điểm cộng thì rất khó đỗ ở những trường top đầu. Đây chính là những lý do giải thích vì sao nhiều thí sinh đạt điểm thi cao đến 30 điểm mà vẫn không đỗ nguyện vọng 1.
14 điểm vẫn có thể đỗ đại học
Trong khi điểm chuẩn của nhiều trường đại học tăng đột biến thí vẫn có những trường điểm chuẩn chỉ từ 14-17 điểm. Chênh lệch khá xa so với những ngành có điểm chuẩn cao.
Điểm chuẩn Trường Đại học Lao Động và Xã hội cơ sở chính tại Hà Nội.
Chẳng hạn như khoa Bảo hiểm của Trường ĐH Lao động và Xã hội tại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn là 14 điểm còn cơ sở TP.HCM là 15 điểm. Ngoài ra, một số khoa khác như Hệ thống thông tin quản lý, Công tác xã hội, Xã hội học, Tâm lý học,.. cũng có mức điểm chuẩn là 15 điểm.
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng có nhiều ngành lấy điểm chuẩn ở mức 15 điểm như: Khoa Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Quản lý công nghiệp, Địa kỹ thuật xây dựng, Quản lý đất đai, Địa chất học,…
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường cơ sở Hà Nội cũng có tới 12 chuyên ngành có điểm mức chuẩn 15 điểm.
- Học viện Phụ nữ Việt Nam, ở các ngành Giới và phát triển, Công tác xã hội, Tâm lý học, Xã hội học, Công nghệ thông tin cùng lấy mức điểm chuẩn là 15 điểm.
- Trường Đại học Đại Nam cũng có điểm chuẩn khá thấp khi có tới 12/17 ngành có mức điểm chuẩn là 15 điểm.
Sự chênh lệch về điểm chuẩn xét tuyển giữa các trường và các ngành học được lý giải là: Các em có học lực vượt trội và có điểm thi cao hẳn thường sẽ chọn hình thức xét tuyển bằng điểm thi. Còn các em có điểm tốt nghiệp THPT thấp hơn một chút thì đỗ đại học theo các hình thức xét tuyển khác. Như vậy, chỉ còn lại các trường hợp thí sinh có nguyện vọng cao hẳn hoặc quá cao so với năng lực của bản thân. Vì vậy, đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 trong khi 14,15 điểm lại đỗ đại học là ở chỗ đó.