Tin giáo dục hôm nay – Học sinh TP.HCM bắt đầu bước vào kiểm tra cuối học kỳ I

An Hảo
Tin giáo dục hôm nay – Hơn 800 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại TP.HCM bắt đầu đợt kiểm tra trực tiếp cuối học kỳ I năm học 2021-2022.

Tin giáo dục hôm nay (10-1), theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường trung học trên địa bàn thành phố bắt đầu tổ chức kiểm tra định kỳ học kỳ I năm học 2021-2022 theo hình thức trực tiếp tại trường. 

Theo đó, các em học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 sẽ làm bài kiểm tra theo hình thức tập trung (theo lịch cụ thể của mỗi nhà trường) các môn như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý…. Các môn còn lại như Âm nhạc, Mỹ thuật, giáo dục công dân…, các em sẽ làm bài tại lớp.

Tin giáo dục hôm nay – Học sinh TP.HCM bắt đầu bước vào kiểm tra cuối học kỳ I - Ảnh 1

Tin giáo dục hôm nay, để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra này, trước đó, hầu hết các trường đã dành 1-2 tuần để tổ chức ôn tập củng cố kiếm thức cơ bản và trọng tâm cho các em. Kết hợp ôn tập trực tiếp tại trường và ôn tập qua hình thức trực tuyến.

Riêng ở cấp trung học cơ sở, đối với học sinh khối 6, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, do chưa đến trường học trực tiếp trong khoảng thời gian này, nên học sinh lớp 6 sẽ được kiểm tra sau khi quay lại trường học tập trực tiếp để được bổ sung kiến thức, khắc phục các hạn chế do học tập trực tuyến kéo dài. Nếu sau đó, vì dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, học sinh chưa thể đến trường học tập trực tiếp thì Sở sẽ xin ý kiến của Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn thực hiện kiểm tra học kỳ I cho các em.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết mục đích của đợt kiểm tra định kỳ nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình học và tiếp thu kiến thức của học sinh, học đến đâu sẽ kiểm tra đến đó.

Tin giáo dục hôm nay, về nội dung và hình thức cấu trúc đề kiểm tra bao gồm tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, tỷ lệ các mức độ câu hỏi…do hiệu trưởng quyết định sau khi bàn bạc, thống nhất với tổ chuyên môn, đảm bảo được đánh giá, phân loại HS theo quy định.

Sở GD&ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường không tổ chức kiểm tra trước và theo hình thức ngoài kế hoạch của Sở. Nội dung kiểm tra không vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời không kiểm tra đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn HS tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, những nội dung yêu cầu HS thực hành, thí nghiệm.

Tin giáo dục hôm nay – Học sinh TP.HCM bắt đầu bước vào kiểm tra cuối học kỳ I - Ảnh 1

Với những học sinh thuộc diện F0, cách ly, vấn đề sức khỏe… không thể tham gia kiểm tra cuối kỳ trong thời gian trên, Sở đề nghị nhà trường xem xét cho thực hiện kiểm tra, đánh giá bổ sung sau khi đã thực hiện các biện pháp dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức phù hợp, trao đổi với phụ huynh học sinh, và thông báo cho học sinh. Việc kiểm tra bổ sung sẽ cần hoàn thành trước 28-2.

Còn đối với khối tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng chỉ đạo, HS lớp 1 và 2 chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ khi học sinh quay trở lại trường học, theo hình thức trực tiếp. Trong đó, với môn Toán và Tiếng Việt, các cơ sở giáo dục phải tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra. 

Đối với lớp 3, 4 và 5, bài kiểm tra định kỳ (đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và địa lý, ngoại ngữ, Tin học) được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, phù hợp với các điều kiện cụ thể và diễn biến tình hình dịch tại địa phương vào thời điểm tổ chức kiểm tra.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tin giáo dục hôm nay – Học sinh TP.HCM bắt đầu bước vào kiểm tra cuối học kỳ I tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Những ngành học được miễn, giảm học phí

Chính sách miễn, giảm học phí của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận giáo dục và giảm bớt gánh nặng tài chính đối với các học sinh, sinh viên và gia đình.