Tin tức giáo dục hôm nay, thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo GD&ĐT về việc đưa ra các giải pháp cấp bách, khả thi có tính chất đổi mới, sáng tạo là đòn bẩy và điểm tựa vững chắc để phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Tin tức giáo dục hôm nay, nói đến sự phát triển của hệ thống giáo dục nước nhà,
chúng ta không thể phủ nhận vai trò cũng như sự đóng góp của giáo dục tư thục. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện và thể chế hóa rõ ràng trong Luật giáo dục. Nhưng trải qua khá nhiều thời gian, giáo dục tư thục vẫn chưa thực sự được xem trọng đúng mức. Đôi khi còn bị nhìn nhận dưới khía cạnh kinh doanh giáo dục giống như các lĩnh vực kinh tế khác.
Giáo dục tư thục cần được coi trọng nhiều hơn nữa
Có lẽ đây chính là lý do gây cản trở sự kết nối giữa giáo dục tư thục và giáo dục công lập để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo.
Thực tế cho thấy, giáo dục tư thục đang tạo ra môi trường dạy và học công bằng, nghiêm túc. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tài năng từ sớm và không bị bó buộc trong những khuôn mẫu giáo dục kiểu cũ. Ngoài ra, giáo dục tư thục còn tạo điều kiện cho người học được tiếp cận với nhiều phương pháp học tập từ các nước tiên tiến và phát triển mạnh trên thế giới, khắc phục những thiếu sót và hạn chế của giáo dục công lập. Góp phần đưa giáo dục Việt Nam đến gần hơn với nền giáo dục tiến bộ trên thế giới.
Một số vấn đề làm cho giáo dục tư thục chưa thực sự được coi trọng là:
-
Việc ban hành các chính sách chưa thực sự công bằng giữa giáo dục tư thục và công lập.
-
Tin tức giáo dục hôm nay, tư duy về chất lượng giáo dục tư thục chưa cao, tiêu chí tuyển sinh bị đánh đồng như nhau.
Chất lượng giáo dục tư thục không thua kém giáo dục công lập
Vậy để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục tư thục và giáo dục công lập, tạo môi trường học tập lành mạnh và công bằng cho người dạy và học, chúng ta lên làm gì?
Thứ nhất: Cần có quy chuẩn đánh giá chung về chất lượng dạy và học của giáo dục tư thục và giáo dục công lập.
Thứ hai: Cần có các chính sách hoặc đề án khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Thứ ba: Cần thu hẹp khoảng cách và tiến tới xóa bỏ sự phân biết giữa giáo dục tư thục và giáo dục công lập trên các phương diện đánh giá.
Thứ tư: Có chính sách hỗ trợ tài chính cho cơ sở giáo dục và học sinh trong môi trường tư thục.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục tư thục cũng cần đầu tư nhiều hơn về hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, môi trường dạy học, chất lượng đào tạo, trình độ giáo viên, giảm học phí cho học sinh tư thục.