Đúng là toàn xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, tuy nhiên, việc bạn có kỹ năng tự bảo vệ mình cũng là việc vô cùng quan trọng. Hãy làm thử bài trắc nghiệm dưới đây, bạn sẽ đánh giá tương đối chính xác về kỹ năng tự bảo vệ của mình, bạn à.
1. Trong lớp, bạn có phải là người hòa đồng, thân thiện và chơi được với hầu hết mọi thành viên?
a. Có chứ.
b. Không.
2. Giả sử bạn vừa mới ra khỏi cổng trường và gặp một vụ “bắt nạt học đường” (đối tượng bị bắt nạt là một người bạn học cùng lớp), bạn sẽ làm thế nào?
a. Chạy thật nhanh vào trường để báo với thầy, cô giáo hoặc bác bảo vệ.
b. Chạy thật nhanh… về nhà để tránh bị “vạ lây”.
3. Theo bạn, việc báo cáo thầy, cô giáo những biểu hiện bất thường mang tính “dằn mặt” người khác của một số học sinh cá biệt trong trường nên được học sinh có trách nhiệm thực hiện theo hình thức nào là hợp lý?
a. Lập hòm thư và người gửi thư không phải ký tên.
b. Gặp và báo cáo trực tiếp với thầy, cô giáo.
4. Nếu có việc gì đó không vừa ý (phải nói là vô cùng bực mình với người khác), bạn nghĩ cách giải quyết nào dưới đây sẽ ổn hơn cả?
a. Bình tĩnh. Hít thở sâu. Đối thoại thẳng thắn.
b. To tiếng. Thể hiện rõ sự giận dữ. Thái độ bất cần.
5. Bạn có nghĩ là sẽ an toàn hơn nếu đi đâu đó ta nên đi cùng một nhóm bạn, chứ không nên đi một mình?
a. Đúng vậy. Những kẻ làm việc xấu thường chỉ dám bắt nạt những người yếu hơn mình, do vậy, chúng thường tìm đến những “con mồi” đơn độc.
b. Nghe thì cũng có lý nhưng chưa chắc lắm.
6. Giả sử bạn có quen biết một “đầu gấu” trong trường (họ hàng, hàng xóm của bạn). Bạn có hay “ra oai” với bạn bè rằng “Anh/chị ấy là người quen của tớ đấy. Ai mà làm gì tớ thì…” không?
a. Không bao giờ! Có người quen như vậy chỉ làm mình thêm ngại chứ có gì mà tự hào. Hơn thế nữa, mình nhờ cậy họ bênh vực thì có khác nào mình cũng chính là thủ phạm đi bắt nạt người khác.
b. Để dọa bạn bè thì không, nhưng dùng để ra oai với “đầu gấu” khác thì chắc là có. Tội gì chứ, họ biết mình cũng thuộc hàng người quen “có số có má” thì chắc chắn sẽ không động đến mình”.
7. Nhiều người nói, học võ không phải để đi đánh nhau. Vậy theo bạn, tại sao người ta vẫn học võ nhỉ?
a. Học võ trước hết là để cải thiện sức khỏe, sự dẻo dai, lòng kiên trì và sau nữa là để có khả năng tự bảo vệ mình trước hành động bạo lực.
b. Học cho oai. Chỉ cần thấy mình biết võ, người khác đã ngại mà… tránh xa rồi còn gì… hì… hì…
8. Với suy nghĩ của riêng bạn, bạn nghĩ hình ảnh nào sau đây tượng trưng cho cái gọi là “sức mạnh”?
a. Tình yêu thương.
b. Cơ bắp và những gì có… sức nặng.
9. Giả sử lớp bạn mới chuyển đến một thành viên mới, một học sinh cá biệt từ trường khác chuyển về với “thành tích” rất hay bắt nạt bạn bè. Theo bạn, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong lớp nên làm gì với bạn ấy đây?
a. Tìm cách thân thiện tiếp cận, hiểu bạn ấy kỹ hơn, từ đó mới có cách làm thay đổi bạn ấy.
b. Nên tránh xa, không “dây” vào làm gì cho thiệt thân.
10. Khi chẳng may bị “tấn công hội đồng”, bạn sẽ làm gì?
a. Chống trả lại và kêu cứu.
b. Đứng im chịu trận.
Giãi mã
• Bạn chọn đa số đáp án a: Bạn không chỉ có kỹ năng bảo vệ mình rất tốt mà còn biết cách bảo vệ người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng là người có tấm lòng nhân hậu và luôn sẵn lòng giúp người khác hướng thiện. Rất tuyệt vời.
• Bạn chọn đa số đáp án b: Thật tiếc là kỹ năng tự bảo vệ mình của bạn rất kém. Bạn cũng không có được tình bạn đủ mạnh từ những người gần gũi với mình nhất.
Bạn nên nhớ: đứng im chịu trận, im lặng khi thấy việc xấu, nhờ “đầu gấu” bênh vực… chưa bao giờ là phải pháp tốt.
Hãy cởi mở và tâm sự chuyện trường, lớp với bố mẹ nhiều hơn nữa, bạn sẽ nhận được những lời khuyên có ích đấy.
ChuZu