Vì sao không nên cố nuốt xương cá khi bị hóc

Nguyễn Như Quỳnh
Nhiều người có thói quen uống nước hoặc nuốt cơm khi bị hóc, nhưng đây là điều cực kỳ nguy hiểm.

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và thơm ngon.

Hóc xương cá, cách tốt nhất là gì?

Phần lớn chúng mình đều từng bị nuốt phải xương cá. Nhiều bạn có thói quen cố nuốt xương xuống bụng bằng cách uống nước hay nuốt cơm. Mặc dù 99% khả năng là chiếc xương sẽ trôi đi một cách tự nhiên, nhất là với những xương nhỏ, song một số người có thể gặp phải hậu quả nặng nề, như thủng động mạch chủ- mạch máu lớn nhất trong cơ thể.

Bởi thế, cô nuốt xương cá là việc phản khoa học, bởi một khi xương đã đi qua cổ họng, các bác sỹ sẽ rất khó xác đinh vị trí của nó. 

Khi cô nuốt, xương có thể cắm xuống sâu hơn- đến mức không còn thấy đầu xương trồi lên khỏi niêm mạc. Điều này có thể khiến các bác sĩ không thể nhìn thấy và xác định chỗ của chiếc xương. Thậm chí cho dù chiếc xương không bị mắc lại thì nó vẫn có thể ảnh hưởng đến thực quản, là nơi nguy hiểm hơn nhiều.

Các bác sỹ chỉ ra một nghịch lý rằng việc hóc phải xương lớn hình dạng góc cạnh lại “an toàn” hơn là những xương nhỏ sắc nhọn như kim. Bởi xương lớn thường khó đi qua thực quản, gây đau nhiều và khiến bạn phải vội vã đi khám. Trong khi đó xương nhỏ sắc nhọn có thể dễ nuốt xuống nhưng lại "đi lạc" đến những cơ quan khác ví dụ như vào cổ và gây những vấn đề nghiêm trọng. 

Nuốt cơm hay uống nước khi bị hóc xương không phải là phương pháp nên làm đâu nhé!

Những biến chứng hiếm gặp nhưng nặng khi hóc xương

Xương cá mắc ở cổ họng hoặc thực quản:

- Thủng thực quản, khiến nước bọt và thức ăn rò vào khoang cổ hoặc khoang ngực

- Nếu xương cá vào mô xung quanh, nó có thể gây tổn thương các mạch máu, như động mạch chủ.

- Gây những nhiễm trùng đe dọa tính mạch ở ngực, như viêm trung thất. Áp xe vùng cổ hoặc ngực.

Xương cá đi xuống ruột:

- Thủng ruột.

- Xương cá khá lớn có thể mắc kẹt ở phần hẹp của ruột, dẫn tới áp xe và nhiễm trùng nguy hiểm.

- Nếu bị mắc kẹt ở trực tràng và không thể ra ngoài, gây đau nhiều hoặc nhiễm trùng.

Để tránh hóc xương

- Không nói chuyện và cười đùa khi ăn cá có xương.

- Bạn nên gỡ cá ngay trên đĩa- không nên cho cả miếng cá vào miệng rồi mới nhằn xương.

- Không trộn cá với cơm hoặc bún; ăn riêng từng thứ.

- Cắt cá thành từng miếng nhỏ, gỡ cả những mảnh xương nhỏ.

- Nhai kĩ, không vội vàng khi ăn cá có nhiều xương.

Tố Như(t/h)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao không nên cố nuốt xương cá khi bị hóc tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.