Việt Nam giành 5 HCV tại Learning Across Borders (LAB) 2019

Ngọc Hà
Xuất sắc tranh tài cùng hơn 100 đội thi đến từ 9 quốc gia, Việt Nam trở thành một trong những đoàn mạnh nhất LAB 2019 khi đoạt thành tích cao ở tất cả các hạng mục giải thưởng quan trọng.

Sau năm 2018 được tổ chức thành công ở Hà Nội, vòng chung kết cuộc thi Learning Across Borders 2019 tiếp tục diễn ra tại thành phố Siem Reap, Campuchia từ ngày 16/7 đến ngày 23/7/2019 với chủ đề: "Water - The Source Of Life" (Nước – Nguồn sống). Năm nay có  9 nước tham gia: Việt Nam, Mỹ, Malaysia, Bhutan, HongKong, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Myanmar.

Tại cuộc thi năm nay, trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tiếp tục đồng hành cùng 14 dự án của học sinh các trường: THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy), THCS & THPT Thực Nghiệm (Ba Đình), TH-THCS-THPT Newton, Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel, THPT Chu Văn An (Tây Hồ), THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông), THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình) và Học viện quốc tế ABBA tranh tài cùng các quốc gia khác tại Campuchia.

 

Đoàn Việt Nam tham dự LAB 2019 tại Campuchia mang về 5 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc.

Bảng thành tích “khủng” của đoàn Việt Nam tại LAB 2019:

HUY CHƯƠNG VÀNG:

Hạng mục Best Project Theme:

1. Dự án Bột vỏ chuối hút kim loại nặng trong nước của Vũ Thị Hà Anh và Hoàng Anh Thư (THCS Dịch Vọng) – Người hướng dẫn: Vũ Bích Phương, Vũ Triệu Ánh Hồng.

2. Dự án Hệ thống lọc nước thân thiện của Ngô Nguyễn Ngọc Anh và Tạ An Nhi (THCS Thực Nghiệm) – Người hướng dẫn: Đỗ Hồng Nhung,.

Hạng mục Best Quality of Data and Analysis:

Dự án Đánh giá hiện trạng nước hồ ở Hà Nội trước tác động của môi trường của Nguyễn Thanh Duy và Hồ Ngọc Xuân Thúy (THCS Phan Chu Trinh và Học viện quốc tế ABBA) – Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Chi.

Hạng mục Best Presentation and Responses:

Dự án Nghiên cứu mô hình Aquaponic của Phạm Tuệ Anh  và Trần Nguyên Khôi (THCS Thực Nghiệm) – Người hướng dẫn: Đào Thị Huyền.

Hạng mục Best Overall Approach:

Dự án Giải pháp cho hạt vi nhựa từ giặt là của Bùi Xuân Sơn và Nguyễn Mỹ Quỳnh (Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel và TH-THCS-THPT Newton) – Người hướng dẫn: Lê Thị Minh Thu.

HUY CHƯƠNG BẠC

Hạng mục: Best Impact of Research

Dự án Hệ thống thu nước mưa của Lê Đăng Anh và Vũ Phương Anh (THPT Chu Văn An) – Người hướng dẫn: Đào Nhật Minh.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn giành thêm 3 giải đặc biệt ở 2 hạng mục: Audience AwardChairman's Award.

Dự án Bột vỏ chuối hút kim loại nặng trong nước của Vũ Thị Hà Anh và Hoàng Anh Thư (THCS Dịch Vọng) giành Huy chương Vàng ở hạng mục Best Project Theme.

LAB là một cơ hội rất lớn cho các em học sinh các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông chủ động trong việc thiết kế và xây dựng những dự án có ý nghĩa về khoa học môi trường theo chủ đề hằng năm. Các đội sẽ trình bày dự án của mình trước hội đồng giám khảo quốc tế và các bạn học sinh đến từ nhiều quốc gia khác.

 

Mô hình thuyết trình Hệ thống lọc nước thân thiện của Ngô Nguyễn Ngọc Anh và Tạ An Nhi (THCS Thực Nghiệm).

Đồng thời các thí sinh còn được đến thăm những danh lam, thắng cảnh văn hóa - môi trường của quốc gia – nơi tổ chức cuộc thi.

 

Các bạn học sinh từ nhiều quốc gia tìm hiểu về lịch sử và văn hoá Campuchia khi tới thăm Bảo tàng Quốc gia Angkor và Làng Văn hoá Campuchia.

 

Các thí sinh LAB 2019 tới thăm những ngôi đền nổi tiếng của quốc gia “chủ nhà” như: Angkor Wat, Angkor Thom và Ta Phrom.

 

Buổi tối các bạn nhỏ được xem những màn trình diễn Phare (xiếc cổ truyền) của Campuchia.

Một trong những điểm nổi bật và đặc biệt trong cuộc thi LAB toàn cầu là hoạt động giao lưu văn hoá giữa các vùng của các quốc gia. Cuộc thi không chỉ tạo cơ hội cho học sinh được thoả niềm đam mê với khoa học và công nghệ mà còn chú trọng các hoạt động trao đổi và giao lưu văn hoá.

 

Tiết mục múa Bánh trôi nước của trường THCS Dịch Vọng mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhận được sự yêu thích lớn của bạn bè quốc tế trong buổi giao lưu.

Learning Across Borders (LAB) – Học xuyên biên giới: là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, tập trung vào giáo dục quốc tế, đặc biệt là giáo dục ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức với 4 nguyên tắc chính: khoa học môi trường, học tập dựa trên dự án, khả năng lãnh đạo và định hướng đa văn hóa.

Chương trình LAB là một sáng kiến nhằm hỗ trợ việc tương tác giáo dục của học sinh với cộng đồng xung quanh mình. Thông qua làm việc theo nhóm, tự tiến hành thí nghiệm, và tham khảo với giáo viên, nhà khoa học, và chuyên gia địa phương, các bạn học sinh đã chủ động thiết kế được những dự án đầy ý nghĩa.

Trải nghiệm này sẽ mang lại cho mỗi học sinh những kiến thức về các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau, và các ý tưởng mới, truyền cảm hứng cho các em tiếp tục học tập và khám phá thế giới.

 

Các “nhà khoa học nhí” Việt Nam đại thắng trở về từ Learning Across Borders 2019.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam giành 5 HCV tại Learning Across Borders (LAB) 2019 tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Học trò đất Tổ đọ tài nét hoa

Mới đây, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã tổ chức Lễ phát động Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ XXII, Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV và ngày hội Viết chữ đẹp tỉnh Phú Thọ, năm học 2023-2024.

Diễn đàn quốc gia về thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện

Ngày 5/4 tới, Trung ương Đoàn, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia với chủ đề “Chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện”.