"Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, các teen "đoán già đoán non" xu hướng đề năm nay

Thu Trà
Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại’ - đó là một đoạn trong đề thi cuối học kỳ môn Văn của khối 10 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Trước đại dịch virus corona (nCoV) đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng, các thầy cô giáo đã rất kịp thời đưa vấn đề nóng bỏng này vào đề kiểm tra để  học sinh hiểu hơn và có biện pháp phòng tránh kịp thời. Đặc biệt trong đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), với sự xuất hiện của chiếc khẩu trang đã  không chỉ khiến các bạn học sinh bày tỏ sự thích thú mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. 

Bạn Hoàng Quân (lớp 10, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) chia sẻ cảm nhận của mình: “Mình cảm thấy đề thi của trường rất thiết thực và gần gũi với tụi mình. Hiện tại dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát nhưng mình thấy nhiều người không đeo khẩu trang. Sau khi làm bài xong mình nghiệm ra nhiều điều cho bản thân hơn nữa”.

Chiếc khẩu trang vào đề thi - Ảnh 1
Sự xuất hiện của chiếc khẩu trang trong đề thi không chỉ khiến các bạn thích thú mà nó còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc (Ảnh minh họa - FP trường ĐHQG-TPHCM).

Cùng với đó bạn Gia Khánh (lớp 11, THPT Nguyễn Thị Minh Khai) cũng chia sẻ: “Khi đọc đề thi Văn trường bạn, mình lập tức suy nghĩ đến vị thế của chiếc khẩu trang trước và sau dịch, kiểu như trước dịch tại sao mọi người lại đeo khẩu trang, rồi tại sao nhiều người phản đối, thậm chí biểu tình, chỉ vì một đồ vật nhỏ xíu như vậy. Mình nhận ra chiếc khẩu trang còn đại diện cho tính cá nhân của mỗi người nữa, ví dụ như một anh bạn mình biết đeo khẩu trang để… hoà nhập dễ hơn, vì anh bị chứng lo lắng xã hội, hay một nhỏ bạn khác không thích đeo khẩu trang vì nó khiến bạn nổi mụn”.

Chiếc khẩu trang vào đề thi - Ảnh 2
Chiếc khẩu trang trong đề thi còn là thông điệp nhắc nhở chúng ta giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người (Ảnh minh họa - FP trường ĐHQG-TPHCM).

Minh Duy (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) thì cảm nhận:  “Với mình, khẩu trang đúng là biểu tượng văn hoá vì trước khi dịch, mình biết đến hình ảnh khẩu trang qua các idol Hàn Quốc cùng chiếc khẩu trang đen làm phụ kiện. Cũng ở một góc độ khác, mình nhận thấy khẩu trang là vật bất ly thân của những các mẹ, các chị “ninja Lead” ở Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ có cho mình một lý do để đeo khẩu trang, nhưng dịch COVID-19 đã cho toàn thế giới một lí do chung, đó chính là để bảo vệ bản thân".

Chiếc khẩu trang vào đề thi - Ảnh 3
Các bạn học sinh khá tự tin với đề tài khẩu trang trong đề thi (Ảnh minh họa - FP trường ĐHQG-TPHCM).

Sự xuất hiện của chiếc khẩu trang trong đề thi không chỉ là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện suy nghĩ tích cực về trách nhiệm của bản thân mà còn là thông điệp nhắc nhở chúng ta giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người, không thờ ơ với cuộc sống xung quanh. Đồng thời nó còn là cơ hội để chúng ta góp phần nâng cao những giá trị của cộng đồng xã hội nhân văn.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Chiếc khẩu trang" vào đề thi học kỳ, các teen "đoán già đoán non" xu hướng đề năm nay tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.