"Chiếc mở bài" mà ai cũng áp dụng nhiều lần trong đời học văn, bạn cũng không ngoại lệ

Thu Trà
Nhớ lại mà xem chắc chắn trong lịch sử làm văn, bạn đã ít nhất sử dụng một trong các cách mở bài dưới đây rồi! Nếu không tin bạn thử đọc ngay và luôn đi nào!

Lâu nay Ngữ văn luôn là môn học ám ảnh với nhiều thế hệ học sinh, bởi đâu phải ai cũng có thể nghĩ là ra được những áng văn thơ lãng mạn bay bổng, và đau phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩ , chiều sâu của những triết lý trong từng câu chữ. 

Nhất là khi phải làm văn, ngay phần mở bài đã cắn bút mãi không thể viết được câu nào - điều này chắc chắn ai cũng từng trải qua. Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

Tuy nhiên vì quá bí bách nên khi làm văn miêu tả, 10 đứa thì hết 9 đứa mở bài y chang nhau, lặp đi lặp lại mô típ: "Trong tất cả các loại... em thích nhất...". Nhưng đầu xuôi đuôi khắc lọt, nếu biết cách để viết một mở bài hay thì kiểu gì thân bài cũng chỉ là chuyện nhỏ.

Cách mở bài
Cách mở bài kinh điển của nhiều thế hệ học trò (Ảnh: Mụ hàng xóm)

Mới đây, trang fanpage của Đường Lên Đỉnh Olympia có đăng tải bức ảnh ghi lại loạt mở bài huyền thoại của học sinh nhiều thế hệ với dòng chia sẻ: "Cách mở bài kinh điển, trường tồn qua bao thế hệ học sinh, chắc chắn ăn 0.25 điểm, đến từ vị trí của các cây viết nhân dân. Áp dụng từ ngày thi học kỳ đến tận lúc thi đại học, có ai thấy bóng dáng mình quen quen ở đây không?".

Theo đó, dân tình thi nhau bình luận rôm rả, thậm chí không ngần ngại để lại những câu mở bài "đi vào lòng đất" siêu lầy lội.

"Trong tất cả các loại hồn, em thích nhất hồn Trương Ba".

"Em rất thích trẻ em. Tác phẩm của Thạch Lam có tận hai đứa. Vì thế Hai Đứa Trẻ".

"Trong tất cả các loại người, em thích nhất là người con gái Nam Xương".

"Trong tất cả các loại lầu, em thích nhất là lầu Ngưng Bích. Trong tất cả các loại vợ, em thích nhất là Vợ Nhặt".

"Trong tất cả các loại đường, em thích nhất là Đường Lên Đỉnh Olympia!".

Cách mở bài
Hình minh họa

Trên thực tế, khi viết mở bài bạn có thể nêu vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp, đơn giản hay sáng tạo, miễn là đừng quá lan man, sáo rỗng mà không nhắc được trọng tâm vấn đề. Nhưng dù là cách mở bài nào bạn cũng cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài. Hãy chú ý chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài.

Chỉ cần đảm bảo được việc đặt ra vấn đề, và đặt đúng vấn đề, còn lại thì cứ thoải mái sáng tạo và để lại dấu ấn cho người đọc thôi. Ngoài ra để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề nha!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Chiếc mở bài" mà ai cũng áp dụng nhiều lần trong đời học văn, bạn cũng không ngoại lệ tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Văn hóa đọc là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn

Chiều 31/01, trường TH Trần Phú, TP Hà Tĩnh tổ chức ngày “Hội sách Tết Giáp Thìn 2024”, tại buổi lễ các bạn được trải nghiệm nhiều hoạt động thiết thực như: Kể chuyện theo sách, giới thiệu về các mô hình thư viện ngoài trời theo từng chủ đề khác nhau, tham quan các gian trưng bày triển lãm sách...

Chắp cánh ước mơ khoa học

Các bạn nhỏ yêu thích máy tính và lập trình trên toàn quốc đã cùng nhau tỏa sáng tại cuộc thi Coding Olympic Vietnam do iGroup MangoSTEEMS Việt Nam phối hợp cùng Báo Thiếu Nhi niên Tiền Phong và Nhi đồng tổ chức.

Nhiều ứng dụng hữu ích từ mô hình STEM

STEM là mô hình giáo dục tiên tiến, tích hợp nhiều môn học và kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Hiện nay, mô hình giáo dục STEM được triển khai, tập huấn, nhân rộng trong nhà trường ngày càng nhiều.