4 loài cây kịch độc, xứng danh sát thủ khiến đối phương... kiểu gì cũng chết nếu lỡ chạm phải

Huệ Anh
Dù không có khả năng di chuyển để tấn công nhưng 4 loài cây dưới đây vẫn khiến đối phương gục ngã bởi bản thân chúng đã là một chất kịch độc.

Manchineel – “người đẹp” độc toàn thân

Manchineel thường sinh trưởng ở vùng biển Caribe hoặc phía nam Florida ở châu Mỹ. Chúng có hình dáng giống với cây táo và quả cũng giống trái táo xanh ở Việt Nam. Chúng được mệnh danh là loài cây nguy hiểm bậc nhất hành tinh. Nếu các loài cây khác chỉ độc ở vài bộ phận thì Manchineel chứa độc ở toàn thân, bao gồm một số chất kịch độc mà con người cũng chưa khám phá được.

Thế nhưng, đừng dại dột ăn nếu bạn không muốn có một “cái chết dữ dội” ngay sau miếng cắn đầu tiên. Nó có vị cay đắng gắt, khiến nạn nhân vị viêm và phồng rộp quanh miệng, nuốt xuống sẽ gây viêm loét dạ dày nghiêm trọng và cuối cùng là vật vã chết.

Tiếp đó, tuyệt đối không đứng gần loài cây này hoặc trú mưa dưới tán lá của nó. Nguyên nhân là hợp chất hữu cơ Phorbol trong nhựa rất dễ tan trong nước lại có khả năng kích ứng da mạnh. Nước mưa chảy từ lá rơi xuống trúng người sẽ khiến nạn nhân bỏng nặng. Bạn cũng không thể “hoả thiêu” nó vì khói từ cây bốc lên cũng có độc nốt. Chỉ một lượng khói nhỏ cũng khiến đôi mắt bạn hỏng hoàn toàn.

Lớp vỏ và nhựa từ thân cây cũng có độc tố rất mạnh gây chết người. Trước kia, các thổ dân vùng Caribe từng dùng loại nhựa này bôi lên đầu mũi tên để săn bắn hoặc tấn công kẻ thù.

Tảo lục lam – Thảm hoạ biển khơi

Tảo lục lam là nguồn gốc của sự sống nhưng cũng là nguồn gốc của cái chết. 2 tỷ năm trước, sự xuất hiện của tảo lục lam đã tích luỹ năng lượng Mặt trời qua quá trình quang hợp, giải phóng khí oxy và biến Trái đất trở thành một hành tinh có sự sống.

Nhưng đến khi tảo phát triển bùng nổ, nó sẽ gây ra hiện tượng “tảo nở hoa” (hay thuỷ triều đỏ) và một vùng biển mênh mông sẽ biến thành vùng nước chết. Tảo bung ra độc tố có nồng độ lớn và hấp thụ toàn bộ oxy trong vùng nước nó sinh trưởng, khiến sinh vật ở đây chết đồng loạt.

White Snakeroot – Biến sữa bò thành độc dược không có thuốc giải

White Snakeroot hay còn gọi là cây bạch xà rễ, có hoa màu trắng rất đẹp. Tuy nhiên, loài hoa thanh khiết này lại chứa một chất kịch độc cực mạnh mang tên tremetol.

Các loài gia súc như cừu, dê và ngựa đều không dám bén mảng tới loài cây này vì sợ nhiễm độc. Còn bò sữa thì không kiêng nể gì, vô tư ăn để rồi toàn thân từ thịt đến sữa đều nhiễm độc. Sau khi nhiễm tremetol, con bò không chết nhưng chúng ta ăn con bò này sẽ chết.

Những nạn nhân uống sữa hay ăn thịt bò nhiễm độc sẽ rơi vào tình trạng đau bụng, nôn mửa dữ đội, hôn mê sâu và cuối cùng là chết. Những người ngộ độc sữa không thể cứu chữa được bởi y học hiện nay chưa tìm ra được loại thuốc giải độc này.

Cây ô đầu – sát thủ đoạt mạng 6 giờ

Cây ô đầu gây ra triệu chứng tương tự với bệnh Ebola nên nếu bác sĩ nhầm lẫn thì bệnh nhân chắc chắn sẽ chết. Bởi virus Ebola cần tới vài tháng để hạ gục một bệnh nhân còn cây ô đầu thì chỉ cần tối đa 6 giờ.

Cây độc thì thường rất đẹp và ô đầu là loại cây như vậy. Nó nở thành từng chùm hoa màu tím nổi bật và nếu bạn bẻ ra thì sẽ nhiễm độc ngay lập tức. Loài cây này tai hại tới mức độc tố đễ dàng thẩm thấu qua da ngay cả khi nạn nhân đeo tăng tay.

Quá đông, quá nguy hiểm! Cây ô đầu có tới 250 loài khác nhau và đều chứa kịch độc. Chúng thường sinh trưởng ở các vùng núi thuộc bán cầu Bắc nên bạn cần đề phòng nếu tới đây chơi.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 4 loài cây kịch độc, xứng danh sát thủ khiến đối phương... kiểu gì cũng chết nếu lỡ chạm phải tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.