5 nguyên tắc khen trẻ em của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

Nguyễn Nhật Linh
Cô Phan Hồ Điệp - bà mẹ được đánh giá rất thành công trong giáo dục "thần đồng" Đỗ Nhật Nam, luôn chú trọng việc khuyến khích con. Cô có 5 nguyên tắc khen con để Nhật Nam vừa vui nhưng vẫn biết khiêm nhường và tiếp tục cố gắng.

Nguyên tắc đầu tiên là "không khen vào sản phẩm mà khen vào quá trình". Ví dụ cô Điệp hay khen con "rất nỗ lực, lúc làm bài mẹ còn thấy Nam toát cả mồ hôi". Mẹ “thần đồng” cho rằng, việc khen quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng những nỗ lực của con khi thực hiện việc gì đó mới khiến mọi người để tâm quan sát và đánh giá nhiều nhất. Với các công việc khác, trẻ sẽ chú trọng và tiếp tục cố gắng hơn nhiều để được người lớn công nhận, khen ngợi.


Nguyên tắc thứ hai là "không so sánh với con của người khác mà chỉ so sánh với chính đứa trẻ ở khía cạnh tích cực". Ví dụ, hôm qua con chưa làm được cái này, hôm nay con làm được là điều rất tuyệt vời. Theo cô Phan Hồ Điệp, trẻ con có một kẻ thù vô hình nhưng đáng sợ là "con nhà người ta". Việc bố mẹ hay so sánh với những đứa trẻ khác vừa khiến trẻ có thể tự ti, vừa nảy sinh lòng đố kị. "Bố mẹ đừng bao giờ so sánh con mình với con nhà người khác, hạn chế dùng những từ chê bai, đặc biệt không chê con trước đám đông", cô Điệp chia sẻ.

Nguyên tắc thứ ba là không nhấn vào các phẩm chất của con mà khen như: "thông minh thế", "tuyệt vời thế"… Lý do c00 Điệp đưa ra là không phải đứa trẻ nào cũng giỏi, thông minh nên nếu được khen nhiều những phẩm chất này, khi ra đời trẻ có thể thấy những lời khen trái với thực tế và thất vọng về mình. Cách mẹ Đỗ Nhật Nam làm là khen vào trạng thái của mẹ như: "Nam làm được cái này mẹ rất vui, tự hào, hạnh phúc…".

Nguyên tắc thứ tư, chú ý khen cả những thứ con không để ý. "Trẻ con thường cực kỳ sung sướng về điều này", cô Phan Hồ Điệp nói và phân tích việc khen con cả những thứ con vô tình làm như "đưa đồ chơi cho bạn" sẽ giúp trẻ hiểu rằng hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.

Nguyên tắc thứ năm là truyền đạt lại lời khen của người khác đến trẻ. Cô Điệp cho rằng, điều này làm lời khen có vẻ khách quan hơn. Cô cũng thường áp dụng nguyên tắc học trong cuốn "Cha mẹ Nhật truyền cảm hứng cho con" này với Nhật Nam và thấy hiệu quả. Ví dụ, cô thường lấy lời khen của ông hàng xóm kể lại với Nam như: ông khen Nam đi học về biết chào, hỏi mọi người. Cách này khiến Nam vui vẻ và những ngày sau đó luôn chào hỏi mọi người khi đi học về.

Theo vnexpress

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 nguyên tắc khen trẻ em của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Hãy biết dũng cảm nhận sai

Hôm nay cu Tí đi học về kể với Tóc Mây chuyện xảy ra ở lớp. Bạn Na làm rơi hộp bút của An xuống đất, nhưng vì sợ bị bạn trách nên Na lén lút nhặt lên và đặt lại chỗ cũ như chưa có chuyện gì xảy ra. Đến khi An phát hiện nắp hộp bị nứt vỡ, hỏi Na thì cô bạn vội vàng chối biến: “Không phải do tớ đâu!”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó, ai cũng không còn tin Na nữa chỉ vì thói quen không dám nhận lỗi?

Cách phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ ngâm hóa chất

Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ngâm hóa chất trong quá trình sản xuất có thể gây hại. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt giá sạch và giá ngâm hóa chất.