55 học sinh tử vong và mất tích do bão Yagi

TP
Ngày 16/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đối với ngành Giáo dục, công tác triển khai ứng phó và giải pháp khắc phục hậu quả.

Cơn bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, ngành Giáo dục cũng chịu thiệt hại rất nặng nề. Theo báo cáo từ các địa phương: có giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích; nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.

Bộ Bộ GD&ĐT đã có báo cáo về tình hình công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả, đánh giá thiệt hại đối với ngành Giáo dục và đề xuất một số giải pháp khắc phục hậu quả, sớm ổn định hoạt động giáo dục tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trong Hội nghị khắc phục hậu quả bão Yagi của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (ngồi giữa) trong Hội nghị khắc phục hậu quả bão Yagi của Chính phủ.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích: Cao Bằng: 6 học sinh; Lào Cai: 35 học sinh (huyện Văn Bàn: 1 học sinh; huyện Si Ma Cai 2 học sinh; huyện Bảo Yên 24 học sinh; huyện Bát Xát: 3 học sinh; huyện Bắc Hà 5 học sinh; Yên Bái: 9 học sinh (Lục Yên: 2, Văn Chấn: 1, Văn Yên: 1, thành phố Yên Bái: 4, THPT Hoàng Văn Thụ: 1); Thái Nguyên: 2 trẻ em. Học sinh, trẻ em mất tích: Lào Cai: 1 học sinh lớp 5 Trường PTDTBT TH&THCS Ngải Thầu mất tích do sạt lở tại nhà; 2 trẻ em Trường Mầm non A Lù mất tích chưa liên lạc được do sạt lở. Bên cạnh đó, bão Yagi đã làm 3 giáo viên tử vong sạt lở đất, 1 giáo viên mất tích.

Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Lào Cai có 18 học sinh thì 9 em đã tử vong sau trận sạt lở kinh hoàng.
Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Lào Cai có 18 học sinh thì 9 em đã tử vong sau trận sạt lở kinh hoàng.

Ngoài ra, bão, lũ đã làm 8 học sinh bị thương: Quảng Ninh: 1 học sinh tại Trường THCS Suối Khoáng - Cẩm Phả; Cao Bằng: 1 học sinh lớp 2 tại Lũng Lỳ, Ca Thành;  Lào Cai: 6 học sinh của xã Phúc Khánh bị thương đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên. 

Nhiều trường học không thể khôi phục do sạt lở đất.
Nhiều trường học không thể khôi phục do sạt lở đất.

Bộ GD&ĐT thống kê cụ thể thiệt hại cơ sở vật chất ở 26 địa phương:

TP. Hà Nội có 3.580m tường rào bị đổ; 457 phòng học tốc mái, 719 nhà xe hư hỏng.

Tỉnh Bắc Giang thiệt hại 3.264m2 mái tôn bị hỏng; 331m tường rào bị đổ; 08 công trường đổ sập.

Tỉnh Cao Bằng có nguy cơ sạt lở rất cao tại các trường mầm non, phổ thông huyện Bảo Lộc, Bảo Lạc.

Tỉnh Tuyên Quang có 33 trường học bị ngập nước, sạt lở đất (14 trường mầm non; 7 trường tiểu học; 7 trường THCS; 5 trường THPT).

Tỉnh Bắc Kạn có 39 trường học bị ảnh hưởng nặng nề do ngập úng, sạt lở (huyện Ba Bể: 8; huyện Chợ Đồn: 9; huyện Chợ Mới: 05; huyện Pác Nặm: 8; huyện Na Rì: 7; huyện Bạch Thông: 2); 69 nhà của viên chức bị ngập lụt, sạt lở đất tràn vào nhà, sập tường rào.

Tỉnh Lạng Sơn có 78 trường học các cấp bị ngập úng; 118/650 trường học bị thiệt hại (đổ tường bao, cổng trường, biển trường, cây xanh, tốc mái, vỡ cửa kính, hư hỏng thiết bị dạy học…).

Trường học tại tỉnh Quảng Ninh bị tốc mái 7.630 m2, sập trần 110 phòng, Đổ tường rào 375m, sập 6.480m2 nhà để xe… thiệt hại chưa thể thống kê được.

Tỉnh Lào Cai: 10 trường THPT bị ảnh hưởng do sạt lở và ngập lụt; 7 đơn vị trường tại huyện Bát Xát, 06 đơn vị trường tại huyện Văn Bàn, 13 đơn vị trường tại huyện Bắc Hà, 9 đơn vị trường tại huyện Si Ma Cai, 4 đơn vị trường tại thị xã Sa Pa, 7 đơn vị trường tại huyện Bảo Yên, 3 trường tại huyện Bảo Thắng, 10 đơn vị trường tại huyện Mường Khương bị ảnh hưởng do sạt lở taluy và ngập lụt.

Tỉnh Yên Bái có 27 trường bị ngập lụt, 59 trường bị sạt lở và hư hỏng công trình.

Tỉnh Hải Dương: 90% số trường học có phòng bị tốc mái tôn, tường bao sụp đổ, thiệt hại chưa thể tính toán được.

TP. Hải Phòng là địa phương có thiệt hại rất lớn, hiện tại chưa thể tính toán được mức độ cụ thể bằng tiền, làm đình trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động dạy và học của địa phương. Cụ thể: Về phòng học: 1.670 phòng có thể sửa chữa, khắc phục ngay; 1.017 phòng phải tiến hành sửa chữa lớn; về phòng học bộ môn: 273 phòng có thể sửa chữa, khắc phục ngay, 96 phòng phải tiến hành sửa chữa lớn; công trình phụ trợ không thể sử dụng (nhà xe, phòng y tế, khu vệ sinh): 732 phòng (tỷ lệ: 732/6.800 = 10,8%), trong đó: nhà xe: 328, phòng y tế: 37, khu vệ sinh: 367; khối phòng hỗ trợ học tập: 86 phòng không thể sử dụng (tỷ lệ: 86/1.725 = 4,99%); khối phòng sinh hoạt (nhà bếp, nhà ăn) không thể sử dụng: 65 (tỷ lệ: 65/462 = 10,1%), trong đó: nhà bếp: 31, nhà ăn: 34.

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ trẻ em, học sinh bị ảnh hưởng do bão số 3

Trước tình hình các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ hiện nay, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng kêu gọi Bạn đọc trên cả nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,... phát huy truyền thống đại đoàn kết, tương thân tương ái, cùng Tòa soạn Báo chung tay sẻ chia, ủng hộ tinh thần, vật chất cho trẻ em, học sinh vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra. 

Tính đến 18h ngày 15/9, báo TNTP&NĐ đã nhận được gần 100 triệu đồng ủng hộ từ bạn đọc trên khắp mọi miền đất nước.

Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 12/9/2024 đến ngày 30/11/2024.

Mọi sự ủng hộ liên hệ trực tiếp tại: Toà soạn báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.

Địa chỉ: Số 5, Hoà Mã, Hà Nội. SĐT: 0912.133.490 - đồng chí Vũ Thắng - Chánh Văn phòng Báo TNTP&NĐ.

+ Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, số tài khoản: 6905155555, ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB bank), chi nhánh Thanh Xuân. Hoặc có thể quét mã QR dưới đây:

+ Nội dung ghi: Ủng hộ trẻ em, học sinh vùng bị bão lũ

 

 

  1.  

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 55 học sinh tử vong và mất tích do bão Yagi tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Nghị quyết của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em thấy như là Nghị quyết phiên họp thật của Quốc hội"

Sáng qua (29/9), tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" năm 2024, gửi gắm nhiều kỳ vọng và thông điệp quan trọng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Báo TNTP&NĐ trân trọng giới thiệu toàn văn.

Bạo lực học đường, thuốc lá điện tử làm "nóng" nghị trường Quốc hội trẻ em

Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội), T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024.