7 luật cấm kì cục ở Châu Âu không phải ai cũng biết

Phan Thu Trang
Cẩn thận khi đi du lịch nước ngoài là tốt. Nhưng không phải bao giờ bạn cũng biết hết những luật cấm ở các nước châu Âu, đặc biệt là những luật cấm kì cục.

1. Gây tiếng ồn vào ngày chủ nhật

Gây ầm ĩ vào ngày chủ nhật và ngày lễ là điều tuyệt đối không nên. Mức độ ồn ào được giữ ở mức tối thiểu theo quy định của pháp luật trong ngày lễ và chủ nhật ở Đức và Thụy Sĩ. Điều này có nghĩa là không sử dụng máy cắt cỏ, không khoan, cưa, dùng búa, thậm chí lái xe tải nặng trên đường. Còn chơi âm nhạc quá to, tái chế đồ thủy tinh gây tiếng ồn tại Sonntagsruhe, Đức trong ngày này còn có thể bị quy là một hành vi phạm tội.

Trong hầu hết các khu vực của Đức và Thụy Sĩ, người ta cũng được khuyến khích để giảm tiếng ồn xuống từ 8 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau để tránh bị khiếu kiện hoặc phạt tiền. Ở các nước này còn có luật sư chuyên về tiếng ồn. Còn ở Thụy Sĩ, luật thậm chí nói không xả nước nhà vệ sinh sau khi 10 giờ tối.

2. Ăn vặt tại di tích

Bạn nên quên đi việc ăn snack trên các bậc thang Tây Ban Nha nổi tiếng hoặc nhấm nháp ly cà phê khi trong một tour du lịch tại đấu trường Colosseum. Ăn và uống xung quanh các tòa nhà công cộng và các di tích lịch sử bị cấm trong các thành phố của Ý như Rome, Florence và Venice.

3. Chụp ảnh các quan chức và các tòa nhà chính phủ

Ở các nước như Rumani, Nga, Tây Ban Nha, Ukraine và Hungary, chụp ảnh các sân bay quân sự và các tòa nhà quan trọng của chính phủ khiến bạn có bị phạt, thậm chí bị thẩm vấn. Nếu ở Pháp, hãy chắc chắn rằng không có bất kì nhân viên cảnh sát nào rơi vào khung hình (kể cả lưng) trước khi bấm nút chụp ảnh.

4. Không mang theo giấy tờ tùy thân

Ở các nước châu Âu như Đức, Hungary, Nga, Síp, Ukraine, Bỉ, Hà Lan, Áo, và Tây Ban Nha, các công dân yêu cầu phải mang theo thẻ căn cước mỗi khi ra ngoài. Nếu bạn là khách du lịch, bạn phải luôn cầm theo hộ chiếu gốc nếu không muốn bị phạt hoặc cảnh sát hộ tống bạn về tận nhà trọ để xác minh danh tính của bạn.

5. Cho chim bồ câu ăn

Hãy suy nghĩ hai lần trước khi bạn định trải những vụn bánh mì cho chim bồ câu ăn để phục vụ một bức ảnh đăng lên faebook. Tại Venice và Vienna, cho các loài chim ăn là một hành vi phạm tội vì phân chim có tính axit, gây tổn hại cho các tòa nhà và các di tích lịch sử. Các khoản tiền phạt cho hành vi này có thể lên đến hàng trăm Euro.

6. Đi bộ trong đồ bơi

Cảnh sát địa phương tại Palma de Mallorca và Barcelona không quan tâm nếu bạn vừa đi lên từ bãi biển. Khi bạn ra khỏi bãi cát và chuẩn bị bước chân lên vỉa hè đường phố, hãy mặc ngay một chiếc áo sơ mi và quần short vì với bộ bikini bạn sẽ bị phạt từ 100 đến 500 euro.

7. Đi giày cao gót

Nếu các bạn đến tham quan các di tích cổ tại Athens trên đôi giày cao gót yêu thích, bạn có thể được yêu cầu bỏ giày đi chân đất bởi những đôi gót nhọn của giày có khả năng làm gây tổn hại lên bề mặt của di tích cổ. Giày cao gót đã bị cấm tại các di tích lịch sử như đền Parthenon và các khu bảo tồn ở Delphi cũng như nhiều hí viện của Hy Lạp sử dụng cho các buổi hòa nhạc ngoài trời trong suốt mùa xuân và mùa hè.

Theo Zing

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 7 luật cấm kì cục ở Châu Âu không phải ai cũng biết tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

Bảng chữ cái tiếng Anh được hình thành như thế nào?

Một biểu đồ nho nhỏ do Matt Baker của trang Useful Charts đã cho thấy, kỳ thực bảng ký tự tiếng Anh mà chúng ta sử dụng ngày nay đã có nguồn gốc từ những ký tự tượng hình của người Ai Cập cổ đại gần 4.000 năm trước (khoảng năm 1750 trước Công Nguyên).