Bác sĩ mách nhỏ chén thuốc hay trị chứng đau đầu "ngày ấy"

Nguyễn Như Quỳnh
Trước hoặc sau kỳ "đèn đỏ" các nàng đều thấy đau đầu, đó gọi là chứng bệnh đau đầu "ngày ấy"

Cơ lý phát bệnh của nó là khí huyết không đủ, tinh khí hư suy thiếu hụt hoặc khí trệ đàm che, thanh khí mất dinh dưỡng.

Chứng bệnh đau đầu kỳ nguyệt san thường thấy trên lâm sàng có 4 nguyên nhân: Do huyết hư mất dinh dưỡng, do can dương lên quá cao, do đàm thấp tích tụ, do huyết ứ gây trở ngại đến lạc mạch.

Đông y có những bài thuốc hay khắc phục chứng bệnh này, pama có thể tham khảo nhé:

- Bổ ích khí huyết, dưỡng âm trấn thống

Bài thuốc gồm: xuyên khung 6g, đương quy 6g, cam thảo 6g, thiên ma 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cẩu khởi 9g, câu đằng 9g, diên hồ 9g, khương táo, sắc uống ngày 1 thang.

- Tư âm ích huyết, nhuận can tức phong

Bài thuốc gồm: thiên ma 9g, câu đằng 9g, bạch thược 9g, khởi tử 9g, xuyên khung 6g, bạch tật lê 12g, hợp hoan bì (vỏ cây dạ hợp) 12g, thủ ô 12g, xuyên ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 12g, sinh thạch quyết 30g, cúc hoa 12g, sắc uống ngày 1 thang.

- Kiện tỳ táo thấp, hóa đàm giáng nghịch

Bài thuốc gồm: pháp hạ 9g, bạch truật 9g, thiên ma 9g, phục linh 9g, mạn kinh tử 9g, trần bì 3g, cam thảo nướng 6g, gừng 3 lát, táo tàu 3 quả, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

- Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ

Bài thuốc gồm: xích thược 4,5g, xuyên khung 4,5g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, sinh khương (gừng tươi) 9g, hành già 3 củ thái nhỏ, xạ hương 0,8g, táo tàu 7 quả, sung úy tử (ích mẫu) 9g, tam thất 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Theo BS. Thu Hương/ SKĐS

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bác sĩ mách nhỏ chén thuốc hay trị chứng đau đầu "ngày ấy" tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở nước ta từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị Immunoglobulin.

5 món ăn bài thuốc giảm viêm họng mùa hè

Thời tiết thay đổi thất thường, ăn nhiều đồ mát lạnh là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới viêm họng, nhất là vào mùa hè. Bên cạnh việc dùng các bài thuốc điều trị người bệnh có thể kết hợp sử dụng các món ăn làm giảm viêm họng mùa hè.