Bạn có biết nơi nào “thị trấn khắc tinh của Mặt trời” chưa?

Việt Chinh
Cứ tưởng rằng mọi vùng đất trên Trái đất đều được Mặt Trời chiếu đến vào một khoảng thời gian nhất định nào đó nhưng lại có một thị trấn phải dùng đến “Mặt trời giả” để chiếu sáng.

Nơi được mệnh danh là “khắc tinh của Mặt trời” là Rjukan - một thị trấn nằm cách thủ đô Olso (Na Uy) khoảng 3 giờ chạy xe về phía Tây Bắc. Vùng đất này được xem như là nơi “u ám” nhất Trái đất khi mỗi năm có đến 5 - 6 tháng “không có” Mặt trời.

Không chỉ “u ám”, Rjukan còn được coi là thị trấn “cô đơn” khi nó nằm lọt thỏm giữa những dãy núi sừng sững. Rjukan là một thị trấn công nghiệp nhỏ nằm ở khu tự trị của hạt Telemark, Na Uy. Địa danh này ẩn sâu trong một thung lũng dưới chân dãy núi Gaustatoppen. Các sườn núi dốc và cao sừng sững xung quanh chắn hoàn toàn ánh nắng Mặt trời. Vì vị trí địa hình bất lợi như vậy nên thị trấn này không đón nhận được ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp trong suốt 6 tháng mỗi năm. Điều này khiến cộng đồng cư dân gồm khoảng 3.400 người ở đây phải sinh sống trong bóng râm từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm. 

Và để khắc phục điều đó thì cư dân ở đây đã tạo nên một “Mặt trời giả” bằng cách sử dụng gương. Họ đặt ba tấm gương định nhật khổng lồ có tên là Solspeil trên đỉnh núi, cách mặt đất 450 mét để phản xạ nguồn sáng từ Mặt Trời. Những tấm gương trực tiếp phản chiếu ánh mặt trời xuống đất và có khả năng phát sáng một khu vực rộng 600 m vuông. Gương được điều khiển bằng các máy tính theo hướng mặt trời dịch chuyển, cứ mỗi 10 giây lại thay đổi một chút.

Vì công trình “Mặt trời giả” này mà thị trấn Rjukan phải tiêu tốn hơn 5 triệu Kroner (tiền Na Uy, tương đương khoảng hơn 13 tỷ đồng).

Một số người dân bản địa cho biết họ đã quen với việc sống mà không có ánh nắng Mặt trời. Tuy nhiên, việc có chút ánh nắng khiến không khí ấm áp, đỡ u ám hơn và cảm thấy mọi thứ có sức sống hơn, tâm trạng con người cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến chỉ trích rằng đây chỉ là chiêu trò để quảng cáo du lịch và tốn kém tài chính vào bởi “Mặt trời giả” chỉ chiếu nắng xuống một vùng tại quảng trường thôi. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng nhờ vào việc này mà thị trấn Rjukan trở thành địa điểm du lịch đặc biệt trên bản đồ thế giới.

Nói về lịch sử của “Mặt trời giả” này, ý tưởng đó đã có từ năm 1913, là ý tưởng độc đáo của Sam Eyde nhưng ông đã thất bại khi thực hiện. Cho đến năm 2013, sáng kiến này mới được hoàn thành bởi nghệ sỹ Martin Andersen cùng với cư dân của thị trấn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn có biết nơi nào “thị trấn khắc tinh của Mặt trời” chưa? tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.