Bảo đảm "quyền học tập" cho trẻ em thời COVID-19

Tổng thư ký LHQ António Guterres cho rằng đại dịch tạo ra một cuộc khủng hoảng giáo dục chưa từng có đối với hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả thế giới, trong Bản tóm tắt Chính sách UNESCO cùng Chiến dịch #SaveOurFuture tháng 8/2020.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng nhất đối với hệ thống giáo dục toàn cầu trong lịch sử, buộc hơn 1,6 tỷ học sinh phải nghỉ học ở hơn 190 quốc gia vào thời cao điểm của cuộc khủng hoảng. Sự việc này đe dọa tương lai của một thế hệ với 24 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bỏ học.

Thế giới phải lập tức đặt ra các hành động ưu tiên để khôi phục và củng cố hệ thống giáo dục.

Bảo đảm nguồn tài chính cho giáo dục

Trên toàn cầu, tỷ trọng giáo dục trong ngân sách công không đổi ở mức khoảng 14,5% trong hai thập kỷ qua. Với tác động kinh tế của COVID-19, suy thoái tài chính sẽ gây áp lực ngày càng lớn đối với ngân sách giáo dục quốc gia và viện trợ cho giáo dục vào thời điểm này cần nguồn kinh phí cao hơn để phục hồi.

Nhiều bạn nhỏ không thể học tập do dịch COVID-19.

Theo ước tính của UNESCO dựa trên dữ liệu từ IMF và Viện Thống kê UNESCO (UIS), ngay cả khi tỷ trọng ngân sách phân bổ cho giáo dục vẫn ổn định, chi tiêu công có thể giảm 8% (210 tỷ USD) và tài trợ cho giáo dục có thể giảm 12% (337 tỷ USD).

Có thể so sánh, Báo cáo Giám sát Giáo dục toàn cầu năm 2019 ước tính chi hàng năm cho giáo dục ở mức 4,7 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới: Chính phủ chiếm 79,3% tổng chi, hộ gia đình chiếm 20,4% và các nhà tài trợ chiếm 0,3% trên toàn cầu (12% ở các nước thu nhập thấp).

Mở cửa lại trường học một cách an toàn

Các quốc gia trên toàn cầu đang dần mở cửa trở lại hoặc có kế hoạch mở cửa trở lại các trường học sau vài tháng đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, giáo viên và nhân viên trường học đồng thời luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một đợt bùng phát virus tiềm ẩn vẫn là những mối quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia. Thêm nữa, còn nhiều thách thức khác cần được giải quyết bao gồm hậu quả của sự giãn cách xã hội kéo dài đối với cả hệ thống giáo dục và cộng đồng trường học.

Việc đóng cửa trường học đã tạo ra gián đoạn dài trong cuộc sống học hành của các bạn nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ xã hội và các mối quan hệ của học sinh ở trường. Một điều kiện quan trọng để mở cửa trở lại trường học là đảm bảo cơ sở vật chất trong khi phải thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm như đảm bảo giãn cách, các biện pháp hô hấp và vệ sinh (rửa tay) trong khuôn viên trường học và phương tiện giao thông.

Hầu hết học sinh không được hỗ trợ công nghệ.

Nhưng mối bận tâm trước mắt cần giải quyết khi trường mở lại bao gồm: Lỗ hổng kiến thức. Khung chung để mở lại trường học của UNESCO, UNICEF, Ngân hàng Thế giới và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đóng vai trò là tài liệu tham khảo quan trọng về chủ đề này.

Tập trung vào hòa nhập, công bằng và bình đẳng giới

Sự giãn cách xã hội đã khiến nhiều bạn gái bị bạo lực giới, bao gồm bóc lột tình dục, mang thai sớm và ngoài ý muốn, đồng thời làm mất khả năng tiếp cận các dịch vụ quan trọng để được bảo vệ, nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe và hạnh phúc. UNESCO và các đối tác gần đây đã phát động một chiến dịch để đảm bảo rằng mọi bạn gái đều có thể học tập trong khi trường học đóng cửa và quay trở lại lớp học khi trường học mở cửa trở lại một cách an toàn.

Việc đảm bảo tiếp tục học tập và trở lại trường an toàn cho tất cả học sinh là cần thiết để bảo vệ những tiến bộ trong giáo dục đã đạt được trong hai thập kỷ qua.

Kết nối và công nghệ để học tập

Tác động của COVID-19 đối với giáo dục trở nên rất nghiêm trọng. Do hầu hết các trường học đóng cửa, việc học chính thức bị dừng hoàn toàn hoặc bị gián đoạn đối với đại đa số học sinh, sinh viên trên thế giới. Thật không may, sự gián đoạn học tập do đại dịch vẫn chưa được giải quyết cho hầu hết người học. Ước tính một nửa dân số thế giới (khoảng 3,6 tỷ người) vẫn thiếu kết nối Internet.

Hầu hết học sinh không được hỗ trợ công nghệ liên quan như thiết bị phần cứng, phần mềm, kết nối Internet và các kỹ năng kỹ thuật số thích hợp cần thiết để tìm và sử dụng nội dung giáo dục. Theo ước tính của Liên hợp quốc, gần 500 triệu học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông không được tiếp cận với bất kỳ hình thức học tập từ xa nào - 3/4 trong số đó sống ở các hộ gia đình nghèo nhất hoặc các vùng nông thôn.

8 tháng sau cuộc khủng hoảng, UNESCO ước tính gần 600 triệu trẻ em, thanh niên và người lớn bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa trường học ở 34 quốc gia, trong khi ở nhiều quốc gia khác, các bạn phải đối mặt với lịch học tập giãn cách.

Vào tháng 3/2020, UNESCO đã ra mắt Liên minh Giáo dục Toàn cầu, một quan hệ đối tác đa ngành - tập trung vào sự kết nối, giới tính và giáo viên - để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trên toàn thế giới về việc học liên tục trên quy mô chưa từng có.

(theo Ngày Nay)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bảo đảm "quyền học tập" cho trẻ em thời COVID-19 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.