BHXH&BHYT: Bảo hiểm nâng bước em đi…

Chu Hải
TNTP - Bảo hiểm là công việc chung của toàn xã hội. Không chỉ người lớn và cả các teen cũng đều có quyền lợi và trách nhiệm tham gia đóng góp cho các quỹ bảo hiểm.

Có thật nhiều những lời nói hay về công tác cao cả này: “Quỹ ích nước, lợi nhà”, “Quỹ tình thương”, “Quỹ mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Quỹ của tình thương yêu”… Tất cả những tính nhân văn của công tác bảo hiểm mỗi chúng ta đều đã hiểu và thuộc lòng. Báo Thiếu niên Tiền phong cho đăng loạt bài trong chuyên mục “Bảo hiểm nâng bước em đi” là để cung cấp cho teen mình những điều thú vị mà các bạn còn chưa biết về công việc này…

Ngày gian khó, Bác đã nói về “Nghĩa thương”

Tham gia bảo hiểm, càng làm cho chúng mình thêm tự tin và yêu cuộc sống.

Tất cả mọi công cuộc trên đời đều nhằm hướng tới con người. Khi con người còn trong bóng đêm nô lệ, người ta phải làm cách mạng để giải phóng nô lệ. Khi con người được tự do, xã hội lại lo thúc đẩy nhiều công việc để nâng cao cuộc sống của con người: xây bệnh viện, trường học, cơ sở giao thông, chế tạo các máy móc thiết bị phục vụ cuộc sống… Một công việc cấp thiết trong muôn vàn những công việc mà cả xã hội đang phải gánh vác là chung tay xây dựng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Rõ ràng đây là những quỹ hướng tới việc chăm lo cho con người.

Lịch sử ghi nhận trên thế giới công việc bảo hiểm đã ra đời từ trước Công nguyên. Bản “hợp đồng bảo hiểm” cổ nhất được ghi nhận ra đời năm 1347 tại Genes (Italia), đủ thấy bảo hiểm có sức mạnh to lớn mà con người đã biết sử dụng. Còn ở ta, thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao khi người lãnh đạo cao nhất thời mà Nhà nước Việt Nam vừa mới ra đời còn non trẻ và đang phải lo đối phó với đủ các loại giặc (giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt) đã trăn trở với một loại quỹ để tiếp sức mạnh và nâng bước cho người dân tạm gọi là Quỹ Nghĩa thương. Người lãnh đạo đó không là ai khác chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Từ những năm tháng Nhà nước còn non trẻ và phải lo đối phó với nhiều kẻ thù, Bác Hồ đã đưa ra ý tưởng xây dựng “Quỹ Nghĩa thương”.

Báo Cứu Quốc (nay là Báo Nhân dân) số 418 ra ngày 27 tháng 11 năm 1946, tức chỉ ít thời gian trước Ngày toàn quốc kháng chiến, đã đăng bài của Bác Hồ với tiêu đề “Nghĩa thương”. Trong đó Bác nói sự cần thiết phải lập ra một quỹ cho toàn dân cùng đóng góp. Quỹ này là “của để dành”, giúp cho mọi người dân không phải lo lắng mỗi khi thất bát, ốm đau và cả đời Quỹ đồng hành cùng người dân. Nó không mất đi đâu mà luôn đem lại lợi ích to lớn. Nó có ích riêng cho từng người và ích chung cho cả xã hội. Ai giàu để dành (đóng góp nhiều), ai nghèo để dành ít. Mỗi khi được mùa, cần lưu ý để dành sao cho xứng đáng phòng lúc mất mùa…

Tư tưởng của Bác Hồ ngay trong những ngày “trứng nước” đó đã nói lên sự tài giỏi của Người lãnh tụ yêu nước, thương dân. Vậy là, không phải tới bây giờ con cháu mới nghĩ và sử dụng tới bảo hiểm như là một “vũ khí lợi hại”, mà Bác đã nghiễn ngẫm tới nó từ thuở ấy rồi… Càng khâm phục Bác, con cháu càng hiểu rõ lợi ích và nhiệm vụ phải cùng nhau xây đắp các Quỹ bảo hiểm vì chính cuộc sống của mỗi người và toàn xã hội.

Tài Minh (tổng hợp)
Ảnh: Vương Hoàng

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết BHXH&BHYT: Bảo hiểm nâng bước em đi… tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.