Bí kíp giúp Teen ghi nhớ "siêu" như máy tính

vuhien
"Học trước quên sau" là tình cảnh mà rất nhiều người trong chúng ta - kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm - đều đã từng trải qua. Vậy muốn nhớ được lâu, được nhiều thì phải có cách gì.

Dù là điều bình thường, nhưng quả thực đây là chuyện không ai mong muốn. Chúng ta muốn nhớ được mọi kiến thức cần thiết để phục vụ công việc và học tập, và điều này càng đúng hơn trong những kỳ thi.

Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường? Dưới đây là một số phương pháp do Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lý học người Đức soạn ra. Thử làm theo xem, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.

Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất.

Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.

Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi rất nhanh.

Học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đấy

Đây là vấn đề đầu tiên mà bạn bắt buộc phải nắm rõ để giúp bạn nắm bài nhanh hơn. Khi ở trên lớp, bạn nên chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ và đặc biệt chú ý đến những bài tập vận dụng mà thầy cô giải mẫu.

Tất cả những việc này giúp bạn nắm bài ngay trên lớp và đó cũng là một lần để bạn học thuộc bài. Cứ như vậy, khi xem lại bài, bạn sẽ dễ dàng hình dung lại các phần đã được học trên lớp và chỉ cần chuyên tâm làm bài tập vận dụng là đã ổn rồi.

Kết hợp vừa học vừa nghỉ

Sau khoảng thời gian học tập căng thẳng, teen có thể để bản thân “xả hơi” bằng những sở thích cá nhân: nghe nhạc, đi dạo, chơi một ván điện tử,… Đây là phương pháp giúp bạn vừa học nhanh, nhớ lâu vừa hiểu sâu và nhớ bài có hệ thống. Việc bạn kết hợp được thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi một cách khoa học sẽ giúp cho não sau thời gian bị căng thẳng sẽ được phục hồi, thư giãn. Sau đó, khi bạn học trở lại sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn cứ học “liền tù tì” và nghỉ “triền miên”. Với cách học này, bảo đảm thành tích học tập của teen 2k sẽ “tăng vọt” cho mà xem

Tưởng tượng lại nội dung bài học

Nghe đến đây, hẳn nhiều teen sẽ cảm thấy “mông lung” nhưng thực tế, việc bạn tưởng tượng lại các kiến thức đã học sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao trong học tập mà bạn không thể nào ngờ tới.

Việc bạn học thuộc lòng những kiến thức đã học đã là một việc tốt rồi nhưng khi bạn tưởng tượng những ý chính trong bài ấy theo từng ý, từng phần một sẽ giúp bạn hình dung ra được bài học một cách sâu sắc nhất.

 10) Bí quyết giúp bạn ghi nhớ tốt hơn

  1. Hãy học hiểu, đừng học vẹt. Thông tin bạn hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.
  2. Chỉ học những thông tin cần thiết, đừng cố ôm đồm mọi thứ. Hãy đặt ưu tiên của bạn cho chuẩn xác.
  3. Lưu ý: Những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.
  4. Hãy đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và bạn quên rất nhanh.
  5. Học những thứ đối lập. Ví dụ khi học một ngôn ngữ mới, hãy học thành cặp từ: ngày - đêm, tối - sáng. Các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.
  6. Kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức đấy.
  7. Nghĩ đến một câu chuyện: Nếu phải nhớ quá nhiều thông tin, hãy thử sắp xếp nó vào một câu chuyện. Nhưng không phải xếp bừa, mà những thứ cần nhớ sẽ được đặt vào các đoạn "plot twist".
  8. Ghi âm: Thu lại những thông tin cần học rồi nghe. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.
  9. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học. Đây là cách để kích hoạt cái gọi là "trí nhớ cơ bắp", để gợi nhớ sau này dễ hơn.
  10. Chọn nguồn thông tin chuẩn nhất: Đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ. Mọi thứ có thể đã thay đổi theo thời gian, nên đừng phí công vào những kiến thức chưa chắc đã được sử dụng.

 Kim Hiền (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bí kíp giúp Teen ghi nhớ "siêu" như máy tính tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).