Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc cho trẻ mầm non tới trường

Ngọc Lam
Trước khi trở lại trường, gia đình phải cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.

Ngày 21/12, Bộ GD&ĐT đã ra hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở mầm non. Theo đánh giá của Bộ, do tình hình dịch bệnh phức tạp, trẻ mầm non ở nhiều tỉnh, thành tạm dừng đến trường, bị ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển toàn diện; phụ huynh vướng bận vì phải chăm sóc con tại nhà.

Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở chỉ đạo, hướng dẫn các trường mầm non xác định điều kiện đón trẻ trở lại trường theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch sẽ chủ động báo cáo cấp quản lý để mở trường. Các cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị,... trước khi đón trẻ. 

Trong hướng dẫn, Bộ cũng đề cập khá chi tiết đến các phương án tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và học cho trẻ. Do độ tuổi này trẻ còn rất nhỏ nên đòi hỏi cần chăm sóc kỹ lưỡng và sát sao hơn.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc cho trẻ mầm non tới trường - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Cụ thể, các nhà trường phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có đủ dụng cụ phục vụ ăn uống riêng cho từng trẻ. Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bọc trong túi, hộp kín. Không cho trẻ tập trung tại nhà bếp hoặc nhà ăn mà sẽ ăn theo nhóm, lớp hoặc theo suất ăn riêng. Trẻ cũng hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn.

Trong quá trình ăn uống, trẻ cũng sẽ hạn chế di chuyển, không nói to và cười đùa. Khi ngủ bố trí ngủ giãn cách, trẻ tự vệ sinh mặt mũi bằng khăn riêng và không đi vệ sinh cùng lúc. Nhà trường phối hợp với Y tế địa phương để xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19. Xử lý khi có trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ là F0 đảm bảo theo quy định.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và xử lý kịp thời; đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài. Ngoài các chi tiết nếu trên, trong văn bản cũng bao gồm các quy định chung áp dụng với các cấp học khác.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc cho trẻ mầm non tới trường - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Hiện tại, nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn chưa cho trẻ mầm non trở lại trường sau hơn 7 tháng. Đây là nhóm tuổi chịu nhiều thiệt thòi bởi khó tổ chức được việc học online. Hầu hết trẻ chỉ tiếp nhận một số hoạt động thông qua các video do giáo viên gửi.

Việc ban hành hướng dẫn đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tới trường thể hiện rõ chủ trương của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, quyết định về thời điểm trở lại học tập sẽ phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Ví dụ như, TP.HCM từng dự kiến mở cửa trường mầm non từ ngày 20/12 tại địa phương có dịch cấp độ 1 và 2 nhưng sau đó đã phải hoãn. Còn Hà Nội, dù chỉ có 2 quận cùng cam nhưng thành phố chưa cho trẻ nhỏ tuổi đi học vì lo ngại dịch bệnh phức tạp.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc cho trẻ mầm non tới trường tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Lịch nghỉ của học sinh dịp lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do đó người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Theo đó, lịch nghỉ và học bù của học sinh cũng sẽ được điều chỉnh.

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.