Cảnh giác với những “thuốc” tự nhiên này.

ctv02
Quan niệm sai lầm cho rằng điều trị “tự nhiên” hoặc “Đông y” luôn an toàn hơn thuốc “Tây y”, nhưng trường hợp tử vong do nghệ đã chứng minh rằng ngay cả các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể nguy hiểm.

Theo báo cáo, cô Jade Erick, sống ở Encinitas, California đã chết sau khi tiêm tĩnh mạch với nghệ, do phản ứng phụ với loại “thuốc” này. Nguyên nhân tử vong của cô được các cơ quan chức năng chính thức kết luận là “bệnh não thiếu ô xy”, sau khi tim ngừng đập và não bị ngạt.

Erick bị eczema, căn bệnh mà cô hy vọng nghệ có thể chữa khỏi. Nhưng việc dùng nghệ để tiêm tĩnh mạch là quá liều lĩnh. Bác sĩ Malcolm Taw, giám đốc Trung tâm UCLA về y học Đông Tây - Westlake Village, cho biết: "Tôi luôn khuyên dùng nghệ đường uống, vì nó có tính kháng viêm mạnh. Tuy nhiên, một số chất có thể vừa là chất độc vừa là thuốc chữa."

BS. Taw chưa từng nghe nói đến trường hợp nào đưa nghệ vào cơ thể qua truyền tĩnh mạch - và bạn không bao giờ nên sử dụng bất kỳ chất nào tiêm tĩnh mạch mà trước đó không hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Cũng nên thận trọng với các phương pháp điều trị "tự nhiên" hoặc thay thế khác, tất cả đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn.

Than hoạt tính

Các bác sĩ vẫn thường sử dụng than hoạt tính để điều trị ngộ độc, bởi vì than hoạt "hút” các chất độc hại, ngăn sự hấp thụ của chúng trong ruột, BS. Shanna Levine, giảng viên lâm sàng tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, New York, giải thích. "Trong y học thay thế, than hoạt tính được sử dụng như là một biện pháp để giảm cholesterol thông qua tiêu hóa".

Nhưng có một danh sách dài các tác dụng phụ có thể xảy ra: Than hoạt tính có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc khác, kể cả thuốc ngừa thai. Nếu hít phải thay vì nuốt, nó có thể gây tổn thương phổi. Và nó cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.

BS Levine nói: "Tôi nhấn mạnh rằng mọi người không nên tự ý uống than hoạt vì tác hại của nó lớn hơn nhiều so với lợi ích.

Phụ tử

Theo Sở Y tế San Francisco, mới đây một phụ nữ khác ở California đã tử vong sau khi uống trà có chứa phụ tử - một vị thuốc đông y phổ biến. Khi uống, loại cây màu tím này có thể gây buồn nôn, đau ngực, tim đập nhanh, yếu hoặc liệt chi.

Mặc dù phụ tử sống rất độc, nhưng phụ tử đã qua xử lý (phụ tử chế) đôi khi được sử dụng với số lượng nhỏ trong thuốc Đông y để điều trị đau. Tuy nhiên, BS Taw khuyên nên tránh hoàn toàn vị thuốc này.

Hydro peroxid (nước ô xy già)

Bạn có tin không, một số cửa hàng dược phẩm thay thế bán nước ô xy già hàm lượng cao như một chất tăng cường sức khoẻ tự nhiên. Theo một bài báo gần đây trên tờ Annals of Emergency Medicine, có khoảng 300 người đã bị ngộ độc và 5 người chết sau khi uống chất này.

Tác giả Benjamin Hatten, giảng viên về y học cấp cứu Trường Y Đại học Colorado, nói: "Đối với những người theo cách trị bệnh này, hướng dẫn bao gồm nhỏ nước ô xy già nồng độ cao vào một lượng lớn nước hoặc chất lỏng khác, vì vậy nó khá loãng. Mọi người tin rằng làm như vậy sẽ bổ sung thêm ô xy vào đồ uống, và nhờ đó sẽ cải thiện sức khoẻ".

Tuy nhiên, không có sự thật khoa học nào ủng hộ loại “thuốc” sát trùng này, do đó đừng để bị lừa - và chắc chắn là đừng uống nó”. BS. Hatten nói: "Nếu bạn vô tình uống quá nhiều, nó có thể gây những hậu quả rất nghiêm trọng.

Theo Dân trí 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác với những “thuốc” tự nhiên này. tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Khuyến cáo dịch bệnh gia tăng dịp cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh

'Giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan' - Đây là khuyến cáo vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra trong thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 đang cận kề.