Chinh phục Vũ môn - Trò chơi thuần Việt dành cho teen Việt

Phạm Quang Trường
Là phần mềm trò chơi giáo dục dành cho người Việt do chính những chuyên gia tâm huyết người Việt xây dựng. Tuy nhiên, do chưa thông tin rộng rãi và thấu đáo, có vẻ như trò chơi này đã nhận được môt vài thông tin phản hồi không tốt.

Cuộc thi Chinh phục Vũ môn được tổ chức dưới sự phối hợp của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Giáo dục Trực tuyến Egame. Tính đến năm nay, cuộc thi đã bước sang năm thứ 3 tổ chức với cả triệu lượt học sinh tham gia dự thi. Trước việc gần đây có ý kiến của một vài phụ huynh cho rằng trò chơi CPVM đang gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của học sinh, cũng như yêu cầu nạp thẻ để chơi game có thể tác động xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách của người chơi - những game thủ nhỏ tuổi, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại diện đơn vị cung cấp - tổ chức trò chơi này. Thông tin được ghi nhận: "Chúng tôi khẳng định đây là sân chơi lành mạnh, có thể mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho người chơi - học sinh. Các em tham gia cuộc thi hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi cũng nhận thấy mình chưa làm tốt công tác thông tin, truyền thông để các phụ huynh nói riêng và các đối tượng xã hội nói chung hiểu về tính tích cực của trò chơi - cuộc thi này. Đại diện đơn vị này cũng khẳng định, cả về nội dung và hình thức, trò chơi này đều là những nội dung liên quan đến kiến thức, tuyệt đối không có tính bạo lựa hay đua tranh dạng tiêu cực; trò chơi cũng đã được các chuyên gia, các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và cấp phép. Trong quá trình phổ biến đến với cộng đồng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ lưu tâm hơn nữa để mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về trò chơi này".

 Theo dòng dư luận, phóng viên đã tìm gặp và trao đổi với cô Đỗ Thị Biên Thùy, Giáo viên -  Tổng Phụ trách Đội -Người có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy môn Toán và Vật lý tại trường THCS Ninh Sở (Hà Nội), người trực tiếp hướng dẫn học sinh của trường tham gia cuộc thi những năm qua, cho biết: “Cuộc thi này (CPVM) là một cuộc thi tốt vì nó rèn cho học sinh tư duy phản xạ rất nhanh. Thực tế, ngoài giờ học trên lớp các con cũng cần bổ sung thêm nhưng kiến thức bên ngoài và tôi cho rằng đây là một môi trường hoàn toàn tốt. Thêm nữa, để tham gia trả lời được hệ thống câu hỏi của cuộc thi, đòi hỏi các em cũng phải tự học, điều đó khiến chất lượng học tập được nâng dần lên theo chiều hướng tích cực. Chính vì thế tôi  luôn khuyến khích các học sinh ở trường tham gia”.

Cô Đỗ Thị Biên Thùy - Giáo viên - Tổng phụ trách Đội trường THCS Ninh Sở (Hà Nội) cùng các trò tham gia cuộc thi.

Cũng theo cô Thùy, hệ thống kiến thức trong trò chơi được bố trí xuyên suốt theo từng tuần nên học sinh học trên lớp, sau đó thi luôn, điều này sẽ khiến các con có thể nhớ ngay và nhớ sâu những phần kiến thức mới mà không mất quá nhiều thời gian để ôn luyện.

Bản thân cô Thùy cũng cho biết là cô không khuyến khích học sinh dành quá nhiều thời gian để ôn luyện tham gia cuộc thi. Vì thời gian tối đa thi là 20 phút, còn tối thiểu là rất ngắn, câu hỏi cũng không nhiều. Vì thế cô khuyên mỗi học sinh chỉ dành nửa tiếng mỗi tuần để ôn luyện và coi đây là một hình thức để thư giãn cùng kiến thức.

Cùng chia sẻ những suy nghĩ về cuộc thi, bạn Tạ Mỹ Hạnh (học sinh trường THCS Ninh Sở, Hà Nội), người từng tham gia cuộc thi ngay mùa đầu tiên khẳng định: “Lượng kiến thức trong cuộc thi khá rộng lớn, bao gồm kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 cả trong trường học và những kiến thức bên ngoài xã hội ở nhiều lĩnhvực khác nhau khá đa dạng và thú vị”. Chia sẻ về việc có mất quá nhiều thời gian cho trò chơi này hay không, cô bạn hào hứng: "Hầu như tuần nào Hạnh cũng dành thời gian vào game online CPVM để học, vì theo cô bạn trò chơi giúp Hạnh ôn lại kiến thức ở trên lớp. Giao diện của trang cũng rất dễ học, đẹp, các mục đều hiện ra bên ngoài. Hạnh cũng cho biết game không bắt buộc học sinh nạp tiền, dù nạp hay không cũng không sao. Vì mỗi vòng thi, Hạnh đều có xu và điểm thưởng IQ, do vậy cô bạn có thể dùng chính điểm thưởng đấy để vào học nâng cao.

Bạn Tạ Mỹ Hạnh đã tham gia cả 3 mùa cuộc thi CPVM.

Bạn cùng lớp với Hạnh là Phạm Văn Tiến, người từng dẫn đầu toàn quốc vài vòng nói về CPVM, “Cuộc thi cung cấp cho lứa tuổi học sinh như chúng em rất nhiều kiến thức và giúp em trau dồi học tập.” Bản thân Tiến cũng thường xuyên học tập bằng cách chơi game. Cả Hạnh và Tiến đều có kết quả học tập tốt, năm vừa rồi hai bạn lần lượt có điểm trung bình là 8.6 và 8.0, đạt thành tích học sinh giỏi của trường.

Tiếp tục mang câu hỏi về việc có hại hay không của cuộc thi đi tìm những lời giải đáp mới, anh Trần Mạnh, một phụ huynh có con đang học lớp 4 tại một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội lại tỏ ra khá hào hứng: "Trong thời buổi công nghệ công tin phát triển như hiện nay, việc cấm tuyệt đối các con tham gia vào những trò chơi trên mạng gần như là không thể. Bởi lẽ đó, làm thế nào để các con hiểu và lựa chọn những game không bạo lực, không mang tính chất ăn thua tiêu cực đã được coi là... thành công. Chinh Phục Vũ Môn đã thành công trong việc đáp ứng được nhu cầu học mà chơi rất lành mạnh nhưng cũng không kém phần hiệu quả trong việc tích lũy thêm kiến thức cho các con. Cá nhân tôi cũng đã cùng con trải nghiệm những phần chơi kiến thức trong game và thường hai cha con giành được khá nhiều điểm thưởng IQ để tiếp tục nâng cấp để đi vào vòng trong. Việc nạp tiền hay không đều do tự nguyện của người chơi, tôi cho rằng nội dung này không có vấn đề gì tiêu cực cả".

Xin tạm đóng lại cuộc trao đổi này bằng nhận xét rất sâu sắc của Chuyên gia giáo dục - Phó Giáo sư Tiến sỹ Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "So với việc chơi game mang tính bao lực rất có hại, ảnh hưởng không tốt cả về sức khỏe và tâm lý thì việc cho trẻ chơi những game giáo dục sẽ mang nhiều lợi ích hơn. Nội dung Game trong cuộc thi Chinh phục Vũ Môn, tôi đã xem những phần câu hỏi và trả lời của một số cán bộ được tham gia soạn thảo để đưa vào máy tính chuẩn bị cho cuộc thi, tôi thấy nội dung các lĩnh vực khoa học xã hội bảo đảm được tính tư tưởng, không có ảnh hưởng gì đến đạo đức của các em. Về nội dung kiến thức cơ bản bám sát với kiến thức các em được học ở bậc học cơ sở từ lớp 3 đến lớp 9".

Thầy Vỳ cũng cho chia sẻ thêm, đứng trước những góp ý của phụ huynh lo lắng cho lớp trẻ thì người làm trò chơi cũng nên rút kinh nghiệm, rà soát lại nội dung, bảo đảm tính khoa học, phù hợp với đối tượng là học sinh Tiểu học và THCS; cũng như cách tổ chức cuộc thi cho phù hợp để phát triển trí tuệ cho học sinh một cách khoa học, sát thực tiễn hiện nay.

Thành Nam - Quang Trường

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chinh phục Vũ môn - Trò chơi thuần Việt dành cho teen Việt tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.