Chơi game quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe

Phan Thoa
Với học sinh, games đã quá quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kì hấp dẫn, kéo theo đó là những tác hại,khuyết điểm của nó khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm.

Ngày nay, trong giới học sinh cũng như mọi ngườ, trò chơi điện tử đã quá quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kì hấp dẫn. Cùng với sự phát triển tốc độ củả trò chơi điện tử đã làm nhiều người phải kinh ngạc, thì kéo theo đó là những tác hại, khuyết điểm của nó khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm.

Vì sao các bạn trẻ ngày nay lại thích trò chơi điện tử đến vậy? là vì tính hấp dẫn của nó. Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Về một khía cạnh nào đó, trò chơi điện tử mang lại cho chúng ta một số ích lợi. Chơi trò chơi điện tử giúp rèn luyện tư duy, nhạy bén, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo. Hơn thế nữa, nó tạo cho chúng ta sự kiên trì, nhẫn nại. Một điều rất quan trọng để tcdt cuốn hút bạn trẻ là sự hồi hộp khi chơi. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.

Các nghiên cứu mới đây cho hay, khi chơi game, nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc người chơi phải xử lý những tình huống đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên người chơi khi chơi các môn thể thao ngoài trời hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hàng ngày.

Sau một quá trình phát triển, trò chơi điện tử cũng đã bộc lộ những khuyết điểm không đáng có của nó . Nhưng nguyên nhân chính là do người chơi không tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa đà vào game đến mức không thể dứt ra được. Thực tế hiện nay, có nhiều bạn trẻ vì quá ham mê “món ăn tinh thần” này mà bỏ bê việc học, quên đi nhiệm vụ chính của mình. Phần lớn thời gian, các bạn dành vào việc chơi game nên không còn thời gian ngó ngàng gì tới quyển vở chứ đừng nói là học bài, làm bài, ôn bài. Tình trạng đó kéo dài lâu ngày dẫn đến kiến thức ngày càng mơ hồ, mông lung. Bởi kiến thức cũ chưa nắm được thì kiến thức mới lại đến.

Khi trẻ chơi trò chơi điện tử, trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển, việc làm này sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái. Trò chơi khác nhau có những phương tiện điều khiển khác nhau như bàn phím, chuột, cần điều khiển… Bên cạnh đó, trò chơi điện tử có sức hút kỳ lạ đối với trẻ em, chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.

Trẻ tập trung chú ý chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo qui định, hoặc lượng ánh sáng không đủ… tất cả đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ, làm cho trẻ có cảm giác nhìn mờ, nheo mắt, nhức đầu, thậm chí có thể làm trẻ bị cận thị, loạn thị…

Ngoài ra tình trạng béo phì hiện nay gia tăng cũng do những trò chơi game mà ra...

Việc mải chơi game mà sao nhãng việc học tập và những sai phạm của 1 số bạn đã gióng lên hồi chuông báo động.

Trẻ nghiện game cũng là do trẻ đang thiếu những không gian vui chơi giải trí lành mạnh. Thay vì suốt ngày ủ con trong nhà, “nâng như trứng” không để con phải động tay chân vào việc nhà thì bố mẹ nên tạo “công ăn việc làm” cho con, dành thời gian đưa con đi chơi, thư giãn. Hãy cố gắng tách biệt con với những thiết bị điện tử càng nhiều càng tốt. Gia đình và xã hội phải có trách nhiệm về việc này. Về phía gia đình: cần có sự quan tâm của bố mẹ đến con cái, cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con cái đến các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt thể dục thể thao để có lối sống và tinh thần lành mạnh. Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành: cần tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm các quy định về quản lý Internet. Đề ra những quy định cụ thể về thời gian, nội dung của các tcdt trước khi cấp giấy phép lưu hành. Và hiện nay, ở một số nước đã mở những trung tâm cai nghiện game, tuy nhiên, ở nước ta loại hình này chưa được phổ biến.

Minh Anh (tổng hợp) 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chơi game quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.