Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sĩ lại "đắp chăn" cho sông băng trên đỉnh núi

Hồng Ngọc
Bạn không hề nhầm đâu, Thụy Sĩ đã áp dụng biện pháp "đắp chăn" ở khu nghỉ dưỡng trên núi cao Engelberg để nhằm ngăn chặn sự tan chảy của sông băng.

Nếu Engelberg - ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng dưới đỉnh Titlis của dãy Alps (Thụy Sĩ) được mệnh danh là nơi thiên thần cư ngụ thì đỉnh Titlis chính là ngọn núi thần tiên bởi không gian bao phủ toàn tuyết trắng. Thế nhưng, do hiện tượng biến đổi khí hậu mà toàn thế giới đang phải chứng kiến cảnh tượng đỉnh núi này dần tan chảy.

Ngọn núi Titlis cao 3.238m (10.623 ft) đã chứng kiến ​​những tảng băng lớn biến mất khỏi sông băng Rhone trong những thập kỷ gần đây. Diện tích của dòng sông này đã thu hẹp với tốc độ đáng lo ngại khi độ dày của băng giảm đi khoảng 349m từ năm 1856. Và tổng cộng đã có khoảng gần 40m băng biến mất.

Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sỹ lại
Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến băng trên đỉnh Titlis đang tan chảy. 

Không thể đứng ngoài cuộc, người dân địa phương đã quyết định phải làm điều gì đó để cứu lấy sông băng trước khi nó có thể bị tan chảy hoàn toàn. Họ đã thực hiện thực hiện một hành động kì lạ. Đó là "đắp chăn" lên trên các sườn núi phủ đầy băng tuyết.

Tuy nhiên, hành động này không phải chỉ để đó cho vui. Những "chiếc chăn" này chính là lớp phủ đặc biệt có thể giảm thiểu, thậm chí ngăn khả năng hấp thụ nhiệt. Nó góp phần làm chậm tốc độ tan chảy của sông băng trên dãy núi Alps.

Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sỹ lại
Thụy Sĩ đã phải sử dụng biện pháp "đắp chăn" cho các sông băng để ngăn chặn sự tan chảy đó.

Gian Darms - người quản lý điều kiện tuyết và an ninh đường trượt tuyết cho công ty điều hành cáp treo Titlis Bergbahnen chia sẻ với Reuters rằng: "Chúng tôi trải những lớp phủ bảo vệ làm bằng polyester trên sông băng như một lá chắn bảo vệ tự nhiên". Một số nhân viên ở đây đã làm việc từ 5 - 6 tuần để có thể che phủ hết được các phần của sông băng.

Lớp phủ này được ghép lại từ nhiều lớp nhỏ hơn, có chiều dài 70m và chiều rộng 5m. Chúng có tác dụng phản xạ lại bức xạ mặt trời vào khí quyển khiến nhiệt độ bề mặt của sông băng được duy trì ở mức thấp. Điều này giúp ngăn chặn sự tan chảy vào mùa hè, đồng thời bảo vệ lượng tuyết đã rơi vào mùa đông vừa qua.

Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sỹ lại
Một lớp phủ đặc biệt được trải lên bề mặt băng tuyết trước khi mùa hè đến.

Mặc dù vậy, đây vẫn chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời. Khi mà xu hướng nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng. Giải pháp phản xạ ánh sáng mặt trời chỉ làm chậm tốc độ băng tan chứ không thể ngăn chặn tình trạng này hoàn toàn. 

Lượng tuyết phủ ngày càng suy giảm do biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trên khắp châu Âu. Chính phủ Thụy Sĩ cho biết có đến 90% trong số 1.500 sông băng còn lại của nước này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ 21, nếu chúng ta không làm gì để cắt giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sỹ lại
Tốc độ tan chảy của các sông băng ngày càng nhanh hơn trông thấy.

Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp được tính đến, bao gồm cả việc sử dụng tuyết nhân tạo để phản xạ lại ánh mặt trời hay phun nước biển lên băng giúp chúng dày hơn. Nhưng khi nghĩ đến viễn cảnh các sông băng trên thế giới tan chảy hết và mực nước biển dâng lên nhấn chìm mọi thứ thì chúng ta không thể làm ngơ lâu hơn được nữa. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyện lạ có thật: Cứ đến mùa hè, người dân Thụy Sĩ lại "đắp chăn" cho sông băng trên đỉnh núi tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.