Cô giáo Dương Thị Ngà: Người mẹ thứ hai của học trò

TL
Cô giáo Dương Thị Ngà, Khối trưởng Khối 2 (trường Tiểu học Dịch Vọng A) được các bạn học sinh yêu mến, gọi thân thương là "mẹ". Bản thân cô Ngà cũng được các cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng rất nhiều phụ huynh nhắc đến với sự trân trọng, nể phục.

Lớp học là một gia đình

Khi nói đến trường học hạnh phúc thì ai cũng hình dung ngay đến những nụ cười, ánh mắt ánh lên niềm vui của các bạn học sinh khi bước chân đến lớp, tới trường. Với những lớp học cô Ngà từng chủ nhiệm, học sinh được cô quan tâm từ những điều nhỏ nhất, để trở thành một lớp học thực sự hạnh phúc.

Cô giáo Dương Thị Ngà nhận được sự yêu mến của nhiều thế hệ học trò.
Cô giáo Dương Thị Ngà nhận được sự yêu mến của nhiều thế hệ học trò.

Cô Ngà chia sẻ muốn có một lớp học thực sự hạnh phúc thì không thể chỉ hô khẩu hiệu, hạ quyết tâm mà cần thể hiện bằng hành động hàng ngày. Tại đó, học sinh phải cảm nhận được những yêu thương và được quan tâm thực sự. Thầy cô phải lắng nghe, đồng cảm và cảm thông với trẻ. Với học sinh tiểu học, cần phải dạy dỗ hài hòa giữa nghiêm khắc và ôn nhu, quan tâm để học trò cảm nhận được tấm lòng của giáo viên. "Tôi luôn coi học sinh là thành viên trong gia đình. Với trò tiểu học, nếu mình yêu mến trò thì chắc chắn học sinh sẽ yêu mình", Cô Ngà bày tỏ.

Có lẽ chính vì cảm nhận được những yêu thương đó, nên cô được rất nhiều thế hệ các em học sinh ở trường gọi bằng hai từ thân thương "Mẹ Ngà". Có một điều đặc biệt, cô Ngà từng được bình chọn là "Giáo viên được học sinh yêu thích nhất" tại trường Tiểu học Dịch Vọng A.

Người mẹ ấy luôn vui cùng thành tích học tập và trong các hoạt động, cho dù là nhỏ bé của mỗi bạn học sinh. Cô Ngà quan niệm, giáo viên “vừa là bạn, vừa là thầy của học trò”. "Mẹ Ngà" luôn nhận biết và thấu hiểu được tâm trạng của mỗi bạn nhỏ trong từng ngày. Học sinh vui thì cô chia vui, bạn nào buồn thì cô cũng động viên rất kịp thời.

Hơn 27 năm trong nghề, cô dành rất nhiều thời gian cho các bạn học sinh. Mặc dù thường xuyên ra khỏi trường khi đã muộn, nhưng ngay cả khi về đến nhà, cô cũng lại tiếp tục các công việc soạn bài, chấm bài, nghiên cứu cách dạy mới. Cô còn có một thói quen rất đặc biệt đó cuối ngày sẽ tự nhìn lại xem mình có "mắc lỗi" với trò nào không, để ngày hôm sau tìm cách "làm hòa".

Chính vì những điều đó nên các con cũng rất hiểu lòng cô. Vì thế, có những lúc có bạn bị cô nhắc nhở nhưng mấy phút sau, bạn lại gọi "Mẹ Ngà ơi". Điều đó làm cô cảm thấy thật sự hạnh phúc và yêu mến học trò nhiều hơn.

Sáng tạo trong từng tiết học

Lớp học của cô Ngà không chỉ luôn ngập tràn tiếng cười của hạnh phúc và tình yêu thương mà ở đó học sinh còn được đón nhận nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị. Cô Ngọc Dung, phụ huynh bạn Thùy Linh, cựu học sinh lớp 2I (năm học 2022 - 2023) chia sẻ: "Khi giảng bài, cô luôn khơi dậy sự tự tin trong mỗi học sinh. Cô không quá nghiêm khắc với các bạn nhỏ, bởi cô coi giờ học là một phần cuộc sống của các con. Chính vì vậy nên các con thấy tiết học của cô không bị cảm giác gò bó, khô khan, giờ giảng của cô không quá khuôn mẫu, cứng nhắc mà giống như những cuộc tìm kiếm tri thức của cô trò. Vì thế, các con dần được hình thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. Lớp học của cô luôn là một lớp học thực sự hạnh phúc".

Cô Ngà luôn có những sáng tạo trong dạy học.
Cô Ngà luôn có những sáng tạo trong dạy học.

Đảm nhận vai trò khối trưởng của khối 2, cô Ngà không chỉ là người thầy mà còn là người bạn đồng hành của học sinh. Với sự sáng tạo và nhiệt huyết, cô luôn tìm kiếm những phương pháp giảng dạy mới, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài giảng mà không bị nhiều áp lực.

Cô giáo Ngô Thị Hoài Thu (giáo viên lớp 2) từng chia sẻ về người đồng nghiệp: "Trong các giờ học của lớp cô Ngà, cả cô - trò đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi. Học sinh được tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống. Những giờ tập làm văn vốn rất “khó nhằn” đối với học sinh lớp 2 cũng được cô “biến hóa” thành những tiết thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, thuyết trình đầy cuốn hút. Điều đó khiến lượng lớn kiến thức hết sức phong phú nhưng trở nên mạch lạc, rõ ràng, dễ tiếp thu. Đặc biệt, điều đó đã nuôi dưỡng sức sáng tạo, giúp các em từng bước tự viết được những bài văn của riêng mình, mang dấu ấn và góc nhìn cá nhân, chứ không phải như những bài văn mẫu. Giờ toán cũng không trở thành nỗi ám ảnh học sinh khi bài dạy của cô là những bông hoa nở rộ, là những qui tắc dễ nhớ".

Có thể nói, phương pháp dạy học của cô Ngà đã giúp các bạn học sinh luôn tìm thấy những điều thú vị trong bài học, qua đó tiếp thu được một lượng lớn kiến thức một cách nhẹ nhàng và tự nhiên.

Nhân văn và tâm huyết

Không chỉ dạy kiến thức, cô Ngà còn rất quan tâm đến giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là đối với lứa tuổi còn nhỏ, cần uốn nắn và định hướng đúng đắn. Quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh, cô luôn đặt mục tiêu phát triển kỹ năng sống và ý thức trách nhiệm xã hội cho các bạn.

Cô Ngà rất hay kể chuyện cho học sinh nghe. Những bài học đạo đức, bài học làm người đến với các bạn thật tự nhiên qua những câu chuyện cô kể. Đó có khi là những chuyện thường ngày của cô, có khi là kỷ niệm của cô, có khi là về những người xung quanh cô gặp,… Đặc biệt nhất là cô rất hay dạy học sinh từ chính những tồn tại của bản thân mình, để các bạn hiểu được không ai là hoàn hảo, từ đó học sinh cởi mở, dễ dàng đồng cảm và hướng thiện hơn. Sau mỗi câu chuyện, những học trò nhỏ đều rút ra được bài học cho mình, để biết để biết yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với mọi người hơn.

Cô Ngà nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
Cô Ngà nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh nhờ sự tậm tâm trong nghề giáo.

Sự tận tâm và sáng tạo của cô giáo Ngà đã được các phụ huynh đánh giá rất cao. Cô Khánh Hòa, phụ huynh cho biết: "Cô Ngà là một cô giáo tuyệt vời. Chuyên môn của cô rất tốt, cô rất biết cách truyền đạt kiến thức đến các con. Nhưng mình ấn tượng nhất là cô rất nhẹ nhàng, tâm lý và rất yêu thương các con giống như mẹ với các con của mình. Cô chăm các con từng ly từng tý một. Những lúc có con không ngoan, cô cũng có cách xử lý rất hài hoà, đúng mực nên các con rất tâm phục khẩu phục. Con thường gọi cô là mẹ Ngà và cứ hễ gặp cô là lao ngay vào ôm cô rất vui vẻ. Nói chung mình cảm thấy rất vui  và yên tâm vì con được theo học lớp cô Ngà."

Những cống hiến thầm lặng của cô đã được các cấp lãnh đạo ghi nhận. Cô đã được UBND TP. Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục, UBND quận Cầu Giấy trao tặng nhiều danh hiệu và khen thưởng trong nhiều năm liên tục

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo Dương Thị Ngà: Người mẹ thứ hai của học trò tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Việc làm tốt của Nhật Phương

Trong lớp 4A, trường Tiểu học Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai, Hà Nội), cô bạn Bùi Nhật Phương nổi bật với vẻ ngoài xinh xắn, giọng nói nhỏ nhẹ, thân thiện.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.