Có những thay đổi gì trên mẫu Căn cước công dân sắp được phát hành

Chu Hải
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về dự án Luật Căn cước với hàng loạt đề xuất mới, quan trọng trong đó đáng chú ý là lược bỏ vân tay, sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú...

Dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều. Trong đó, mở rộng đối tượng áp dụng so với quy định hiện hành, gồm cả với người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Về các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước thành số định danh cá nhân, dòng chữ ‘căn cước công dân’ sẽ là ‘thẻ căn cước’; quê quán, nơi thường trú sẽ là nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Căn cước công dân theo mẫu cũ đã được cấpCăn cước công dân theo mẫu cũ đã được cấp

 

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu. Đối với công dân là trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Trường hợp công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 24 cho trẻ em (trẻ em dưới 6 tuổi thì không thu nhận thông tin sinh trắc học).

Công dân là trẻ em đủ 6 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ em đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Những thông tin tích hợp trong thẻ căn cước sẽ có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về người dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ căn cước.

Trường hợp cấp lại thẻ, đổi thẻ sẽ thực hiện trực tuyến, cơ quan quản lý sử dụng thông tin của thẻ căn cước gần nhất cấp lại cho người dân trong 7 ngày làm việc.

Để tạo thuận tiện cho người dân, Chính phủ đề nghị, căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, khi người dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước.

Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực.

Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên...

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có những thay đổi gì trên mẫu Căn cước công dân sắp được phát hành tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.