Thực ra phần màu xanh của cục tẩy không dùng để tẩy mực như chúng mình vẫn nghĩ
Đây dường như là suy nghĩ “bất thành văn” được... lan truyền với tốc độ chóng mặt trong giới học trò chúng mình về công dụng của phần thân màu xanh trên những cục tẩy. Trong đó, phần màu trắng (cũng có thể là hồng hoặc cam) dùng để tẩy bút chì – điều này không còn bàn cãi gì nữa! Nhưng còn phần màu xanh còn lại, không ít người nghĩ rằng nó có “khả năng” tẩy được mực in, mực bút bi...
Hẳn không ít bạn có chung một thắc mắc: Tại sao những cục tẩy lại chia làm 2 màu?
Nhưng, thực tế không phải vậy. Vô vàn những anh chị lớp trên từng “thí nghiệm” với phần màu xanh của cục tẩy, bằng cách dùng phần này để tẩy bút mực. Kết quả cho thấy đó luôn là một phần tẩy xoá xấu xí, không hề sạch sẽ và nhẹ nhàng như khi tẩy bút chì, thậm chí tẩy còn làm thủng hoặc rách giấy.
Phần đầu tẩy màu xanh nhìn thô cứng hơn so với phần màu trắng khi nhìn bằng mắt thường
Ngoài ra, khác hẳn với cấu tạo của phần tẩy màu trắng (cũng có thể là hồng hoặc cam) được làm từ cao su lưu hoá, phần màu xanh của cục tẩy thô cứng hơn do được làm từ đá bọt (một loại đá núi lửa cấu tạo khác đặc biển). Điều này càng rõ khi bạn cắt ngang bề mặt viên tẩy để nhìn từng phần. Khi đó, phần tẩy màu xanh trông giống như một miếng bọt biển, phần khác màu mềm và mịn hơn.
Vậy rốt cuộc, phần màu xanh trên thân cục tẩy có những công dụng gì? Dưới đây là một số công dụng được... khám phá:
1.Tẩy vết dầu mỡ đã khô trên mặt bếp
2.Tẩy phần keo dính lại trên đồ vật sau khi lột nhãn mác
3.Loại bỏ vết bẩn trên giày, dép, dụng cụ da lộn
4.Làm sạch vết bẩn dính trên bàn phím máy tính
5.Tăng tuổi thọ các loại pin sạc, bằng cách chà xát phần màu xanh với pin.
Mai Lâm (Tổng hợp)