Đà Lạt xuất hiện những biển hiệu "homestay" được thay bằng "farmstay", vì sao vậy nhỉ?

Hồng Ngọc
Bấy lâu nay, hóa ra có nhiều người hiểu sai về định nghĩa "homestay" khiến Đà Lạt phải đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn về việc treo biển hiệu.

Mới đây, đoạn clip của một TikToker tại Đà Lạt đã khiến nhiều cư dân mạng không khỏi bất ngờ sau khi xem. Trong đoạn clip, người này tiết lộ chuyện Đà Lạt hiện đã tháo đi rất nhiều biển hiệu "homestay" và thay bằng "farmstay".

Đà Lạt không còn xuất hiện những biển hiệu
Nhiều biển hiệu "homestay" ở Đà Lạt được thay bằng "farmstay".

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là từ các chủ cơ sở lưu trú hiểu sai về định nghĩa của "homestay". Và một điều đáng ngạc nhiên, có đến 99% những cư dân mạng sau khi xem clip mới ngơ ngác nhận ra bấy lâu nay mình cũng hiểu sai về loại hình lưu trú này.

Những năm gần đây, Đà Lạt có sự gia tăng mạnh mẽ các cơ sở kinh doanh du lịch, nhất là dịch vụ lưu trú. Không chỉ có khách trong nước, nhiều khách nước ngoài cũng đổ về thành phố sương mù này qua những lời mời quảng cáo "homestay".

Đà Lạt không còn xuất hiện những biển hiệu
Các dịch vụ lưu trú ở Đà Lạt hầu hết đều hiểu sai về loại hình này.

Trên thực tế, định nghĩa đúng của từ ngày đó chính là khách du lịch sẽ được sinh hoạt trong một không gian tập thể cùng với chủ nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ nhà trở thành hướng dẫn viên du lịch, giúp cho du khách có trải nghiệm cuộc sống giống như người bản địa.

Thế nhưng, nhiều homestay hiện nay chỉ vì được trang trí theo hơi hướng "chill chill" hòa hợp với núi rừng, thiên nhiên mà để biển hiệu quảng cáo như vậy. Còn lại, đó chỉ đơn thuần là nơi lưu trú, không có trải nghiệm cùng với chủ nhà. Chính vì vậy, việc dùng từ "homestay" không hoàn toàn chính xác.

Đà Lạt không còn xuất hiện những biển hiệu
Homestay được hiểu theo nghĩa, du khách sẽ được sinh hoạt, trải nghiệm trong một không gian tập thể cùng với chủ nhà.

Đà Lạt đã yêu cầu những nơi lưu trú dùng từ này phải tháo biển hiệu và thay bằng từ "farmstay" hoặc tên gọi khác cho đúng với loại hình dịch vụ lưu trú. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Phòng Văn hóa Thông tin TP. Đà Lạt chia sẻ: "Trước khi đặt phòng, khách du lịch nên tìm hiểu rõ về địa điểm này để an tâm. Đồng thời chúng tôi khuyến khích du khách nên tìm hiểu thông tin trên các trang chính thống".

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đà Lạt xuất hiện những biển hiệu "homestay" được thay bằng "farmstay", vì sao vậy nhỉ? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.