Có 173 thành phố được xếp hạng trên nhiều tiêu chí và đánh giá theo điểm trung bình.
Báo cáo của Economist viết: "Khái niệm chất lượng sống rất đơn giản: Nó đánh giá những địa điểm nào trên khắp thế giới cung cấp điều kiện sống tốt nhất hoặc tồi tệ nhất. Mỗi thành phố được xem xét mức độ thoải mái tương đối theo hơn 30 yếu tố định tính và định lượng với 5 hạng mục chính: sự ổn định, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng".
Theo tiêu chuẩn đó, top 10 các thành phố đáng sống nhất hiện nay là: Thủ đô Viên, Áo Copenhagen, Đan Mạch Zurich, Thụy Sĩ Calgary, Canada Vancouver, Canada Geneva, Thụy Sĩ Frankfurt, Đức Toronto, Canada Amsterdam, Hà Lan Melbourne, Australia và Osaka, Nhật Bản ở vị trí hòa. |
Mặc dù là top 10 nhưng vì Melbourne cùng Osaka có kết quả hòa nên danh sách này có 11 thành phố. Có thể thấy châu Âu chiếm ưu thế rất lớn với tổng cộng 6 thành phố; tất cả 3 thành phố của châu Mỹ đều thuộc Canada - đây cũng là nước có nhiều thành phố trong top này nhất.
Ngoài ra, châu Á chỉ có một đại diện góp mặt là Osaka của Nhật Bản. Vienna, Áo được xếp hạng ở vị trí hàng đầu, giống các năm 2018 và 2019. Thành phố này nhận được điểm số về sự ổn định, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng hoàn hảo. Về văn hóa và môi trường, Vienna được 96,3 trên 100.
Melbourne và Osaka được xếp ngang hàng với nhau, trong đó Melbourne có điểm văn hóa và môi trường cạnh tranh hơn, còn Osaka có điểm chăm sóc sức khỏe cao hơn nhiều so với đối thủ.
"Các thành phố Tây Âu và Canada thống trị đầu bảng xếp hạng của chúng tôi", báo cáo viết. "Cuộc sống gần như trở lại bình thường ở những thành phố này do tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao và việc nới lỏng các hạn chế".
The Economist cũng lưu ý tất cả ứng viên thuộc châu Âu trong top đều là các thành phố nhỏ. Tuy nhiên, so với năm ngoái Paris cùng London - đều là các thành phố rất lớn đối mặt nhiều vấn đề gây "mất điểm" như đông đúc hay tội phạm, đã cải thiện đáng kể với lần lượt 23 và 27 thứ hạng để vươn lên số 19, 33.
Lý do cho việc này là sự thay đổi cách tiếp cận với Covid-19 khi không còn coi nó như đại dịch mà chấp nhận là một bệnh lưu hành.
Nguồn: The Economist