Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy "xoắn quẩy"

Thạch Lam
Bài thi đánh giá năng lực tiếng Việt ở Nhật Bản đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Người nước ngoài học tiếng Việt quả là thử thách mà!

Nếu ở môn tiếng Anh, chúng ta thường dự thi để lấy chứng chỉ TOEIC, IELTS,... thì môn tiếng Việt ở Nhật có kỳ thi ViLT để đánh giá năng lực. Kỳ thi này được tổ chức bởi Hiệp hội trao đổi ngôn ngữ Nhật Bản - Đông Nam Á.

Mục đích của kỳ thi nhằm thúc đẩy chuẩn hóa tiếng Việt, từ đó giúp nâng cao chuẩn học tiếng Việt và phổ biến nó tại Nhật Bản. Chỉ những người có tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ mới có thể tham gia kỳ thi này.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy
ViLT là kì thi năng lực tiếng Việt duy nhất tại Nhật Bản.

Kỳ thi ViLT sẽ có 7 cấp độ gồm các cấp từ 1 - 6 và cấp cận 6 với cấp 1 là thuộc trình độ cao nhất. Yêu cầu của từng cấp độ cùng câu hỏi mẫu của cấp độ đó như sau:

Cấp 1: Có thể hiểu và sử dụng tiếng Việt ở cấp độ cao nhất là trong công sở hoặc trong cuộc sống thường ngày. 

Cấp 2: Hiểu được tiếng Việt sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó có thể sử dụng, hiểu tiếng Việt ở cấp độ vừa tại công sở, trong cuộc sống.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

Cấp 3: Hiểu, sử dụng được tiếng Việt cần thiết tại công sở và trong cuộc sống thường ngày.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

Cấp 4: Sử dụng, hiểu được tiếng Việt cần thiết trong cuộc sống thường ngày.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

Cấp 5: Hiểu được từ vựng đơn giản và câu văn quen thuộc trong cuộc sống.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

Cấp 6: Hiểu và sử dụng được tiếng Việt trong đoạn văn đơn giản với 500 từ vựng.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

Cấp cận 6: Sử dụng và hiểu được tiếng Việt trong đoạn văn đơn giản với 1000 từ vựng.

Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy

7 cấp độ của kỳ thi ViLT đang thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng Việt Nam. Dù tiếng Việt có nhiều kiểu nói, cách nói nhưng để vượt qua được bài thi, thí sinh bắt buộc phải nắm vững ngữ pháp. Do đó, đã có không ít người Việt cảm thấy "xoắn não" trước những bài kiểm tra này.

Tiếng Việt đang dần trở thành ngôn ngữ được các quốc gia khác trên thế giới ưa chuộng. Bằng chứng chính là nhiều nước đã đưa ngôn ngữ này trở thành một môn học trong trường phổ thông. Thậm chí, có trường đại học còn mở cả khoa, ngành đào tạo.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đề thi tiếng Việt 7 cấp độ ở Nhật Bản: Người Việt xem xong cũng thấy "xoắn quẩy" tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.