Điện Biên xuất hiện ổ dịch sởi với 47 người mắc bệnh

nguyennhung
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tính đến ngày 11/6 đã ghi nhận 47 trường hợp mắc sởi, lứa tuổi mắc chủ yếu từ 1 đến 4 tuổi.

Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã xảy ra ổ dịch sởi, tại 4 xã: Keo Lôm, Phình Giàng, Pu Nhi và Noong U (ca bệnh khởi phát đầu tiên từ ngày 25/5/2018). Tính đến ngày 11/6/2018 ghi nhận 47 trường hợp mắc sởi, trong đó tập trung chủ yếu tại xã Keo Lôm (41 ca), lứa tuổi mắc chủ yếu từ 1 đến 4 tuổi, các ca mắc sởi được thu dung điều trị tại bệnh viện huyện và trạm Y tế xã, có 3 trường hợp điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đã điều trị khỏi 12 ca, không có trường hợp tử vong.

Sở Y tế tỉnh Điện Biên cho biết đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi. Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, dịch truyền, nhân lực đáp ứng cho công tác phòng chống dịch bệnh. Tổ chức phun hóa chất khử khuẩn Cloramin B tại các bản có bệnh nhân mắc sởi. Rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vacxin sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ ở tất cả các địa phương, nhất là trẻ em từ 1 đến 4 tuổi.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện tiêm các loại vacxin, đảm bảo tất cả các trẻ em được tiêm đúng lịch, đủ mũi, đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95%.

Biến chứng của bệnh sởi vô cùng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm - Ảnh minh họa

Bệnh sởi vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

Viêm phổi:Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.

Lao: Sời làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.

Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.

Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.

Viêm não tủy (0,1 đến 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.

Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5

Một số chứng bệnh khác:

Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.

Viêm cơ tim

Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)

Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng

Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)

Viêm vỉ cầu thận cấp

Hội chứng Guillain Barré.

Theo đó, để đảm bảo sức khỏe cho con mình, các gia đình cần chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện của bệnh cần đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm.

Ngọc Ngọc

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Điện Biên xuất hiện ổ dịch sởi với 47 người mắc bệnh tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Học trò đất Tổ đọ tài nét hoa

Mới đây, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã tổ chức Lễ phát động Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ XXII, Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV và ngày hội Viết chữ đẹp tỉnh Phú Thọ, năm học 2023-2024.

Diễn đàn quốc gia về thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện

Ngày 5/4 tới, Trung ương Đoàn, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia với chủ đề “Chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện”.